Trong thực tế, có rất nhiều loại hormone hạ đường huyết mà có thể bạn chưa biết. Vậy thì cùng điểm qua các loại hormone hạ đường huyết đó ngay trong bài viết dưới đây bạn nhé.
Sự hiểu biết càng nhiều về nguyên nhân gây bệnh cũng như diễn biến của bệnh hạ đường huyết như thế nào sẽ giúp bạn có phương hướng điều trị cũng như phòng ngừa càng hợp lý. Dưới đây là loại hormone hạ đường huyết bạn nên biết.
Thông tin chung về insulin
Insulin là do tế bào beta (B) của đảo tụy Langerhans hoạt động và tiết ra. Như bạn đã biết B chủ yếu có ở phần trước đầu, thân và đuôi tuỵ (70 – 80%), trong khi đó phần sau chỉ khoảng 15 – 20%. Các tế bào beta nằm ở trung tâm của đảo tuỵ chính vì thế khi máu chảy từ trung tâm thì nó sẽ mang theo một hàm lượng rất lớn các insulin cao ra ngoại vi và gây ức chế các tế bào A bài tiết glucagon.
Ở con người chúng ta, gen điều hoà bài tiết insulin nằm trên cánh ngắn của các nhiễm sắc thể thứ 11 và dưới sự điều khiển của ADN/ARN thì hệ thống võng nội của mô tế bào beta sẽ tiết ra preproinsulin, nó có trọng lượng phân tử là 11.500. Đồng thời, các enzym trong ty lạp thể sẽ tiến hành tách preproinsulin thành proinsulin thành các phân tử có trọng lượng là 9.000.
Hiểu một cách đơn giản hơn thì insulin là một protein gồm 51 acid amin, được chia thành 2 chuỗi alpha và beta, chúng được nối với nhau bằng các nối s – s. Hiện nay, trọng lượng insulin trong cơ thể con người là là 5808. Đồng thời, thời gian ván hủy của insulin là là 3 – 5 phút. Nó được dị hóa ở gan thận cũng như nhau thai và có khoảng 50% insulin bị dị hoá mỗi khi đi qua gan. Insulin là hormone hạ đường huyết cũng vì lý do đó.
Tác dụng của insulin
Insulin có thể tác dụng lên các tế bào lân cận cụ thể là tế bào A ở ngoại vi đảo tụy. Sau khi insulin được dòng máu đưa đến thì nó sẽ có tác dụng làm cho tế bào này giảm đi khả năng bài tiết cũng như khiến glucagon bị tồn đọng nhiều.
Tuy nhiên, điều quan trọng mà chúng ta phải cân nhắc đó chính là các loại hormon do đảo tuỵ tiết ra phụ thuộc vào thành phần thức ăn. Vậy là, nếu nhiều carbohydrat thì chỉ kích thích tế bào B (tiết ra insulin) và D (tiết ra somatostatin), khi các acid amin khác kích thích bài tiết cả insulin và glucagon. Phần ăn càng nhiều carbohydrat, glucagon càng tiết ít và nhiều đạm, glucagon được tiết nhiều hơn. Vì thế mà hormone hạ đường huyết này ảnh hưởng trực tiếp và khiến cho bạn bị hạ đường huyết.
Tác dụng lên tế bào ở xa
Tác dụng lên gan:
Nó có tác dụng đồng hóa tức là tăng thu nhập glucose từ máu vào gan đồng thời tổng hợp và dự trữ glycogen, nhưng lại ức chế giáng hoá glycogen. Đồng thời hormone hạ đường huyết này cũng có tác dụng dị hóa và ức chế phân giải glycogen, sinh ceton.
Tác dụng lên cơ:
Khiến bạn tăng sinh tổng hợp cũng như dự trữ protein, nhưng lại ức chế thoái hoá protein khiến cho các acid amin giảm tốc độ giải phóng ra khỏi cơ thể vad các tế bào cơ. Tăng dự trữ glycogen ở cơ và tăng thoái hoá glucose ở cơ.
Như vậy, hormone hạ đường huyết insulin chính là một nguyên nhân khiến cho các acid béo tự do tăng lên, tăng nồng độ acid béo tự do trong tuần hoàn, gây nên tình trạng nhiễm toan – ceton và bản thân nó là nguyên nhân gây nên bệnh đái tháo đường, hạ đường huyết.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.