Bác sĩ chỉ ra các nhóm thuốc hạ đường huyết

Bệnh đái tháo đường là bệnh càng ngày càng phổ biến hiện nay. Bệnh nếu không được điều trị và quản lý kịp thời sẽ để lại biến chứng nguy hiểm. Bác sĩ chỉ ra các nhóm thuốc hạ đường huyết như sau.

1. Các nhóm thuốc hạ đường huyết

Gồm có 7 nhóm thuốc giúp hạ đường huyết như sau:

Nhóm 1:  Insulin

Nếu như aspirin gây hạ đường huyết thì có thể sử dụng insulin để khắc phục tình trạng này:

– Loại tác dụng nhanh.

– Loại tác dụng bán chậm.

– Loại tác dụng chậm.

– Loại phối hợp.

Nhóm 2: Nhóm sulfonylurea (sunfamit hạ đường huyết)

– Thế hệ I: Tolbutamid, Acetohexamid, Clopropamid….

– Thế hệ II: tác dụng nhanh hơn thế hệ I, gồm:

+ Glibenclamid: BD Maninil viên 5mg, Daonil viên nén 1,25mg, 2,5mg, 5mg.

+ Gliclazide: BD Diamicron viên nén 80mg, Predian viên nén 80mg.

+ Glimepirid: BD Amaryl viên nén 2mg, 4mg.

Nhóm 3: Nhóm Biguanid

– Metformin viên 500mg, 850mg, 1000mg.

– Glucophage viên 500mg, 850mg, 1000mg

Nhóm 4: Nhóm ức chế enzym alpha-glucosidase

– Acarbose (Glucobay) 50 – 100 mg: ngày 1-3 viên uống ngày trong bữa ăn.

– Voglibose (Basen): 0.2-0.3 mg.

Nhóm 5. Nhóm Thiazolidinedion(Glitazone)

– Rosiglitazone (Avandia ) 4-8 mg/ngày.

– Pioglitazone (Pioz) 15-45 mg/ngày.

Nhóm 6. Nhóm Benfluorex

– Mediator viên nén 150mg.

Nhóm 7. Dạng kết hợp

+ Kết hợp giữa Glibenclamid với Metformin: BD Glucovan

+ Kết hợp giữa Rosiglitaron với Metformin

2. Lời khuyên từ chuyên gia

Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với người bị bệnh tiểu đường

Các nhóm thuốc hạ đường huyết dạng uống chỉ nên được sử dụng sau khi thất bại với các biện pháp thay đổi chế độ ăn uống, lối sống, đồng thời các biện pháp này vẫn phải được thực hiện ở tất cả các giai đoạn điều trị. Do đó, kể cả khi sử dụng metformin, vẫn cần tôn trọng các quy tắc cơ bản này.

– Chế độ ăn uống: Nên sử dụng các loại đường có chỉ số glucid thấp (tinh bột, trái cây và các loại rau giúp hạ đường huyết) và hạn chế các loại đường đơn (kẹo, bánh ngọt, …). Chế độ ăn uống nên có hàm lượng calo thấp nếu thừa cân. Trên thực tế, khi thừa cân, việc giảm cân, ngay cả khi mức độ thấp (5 % khối lượng cơ thể), thường mang lại lợi ích về mặt đường huyết. Trong mọi trường hợp, quan trọng nhất là điều chỉnh mức năng lượng trong thực phẩm cho phù hợp với nhu cầu cá nhân. Tăng lipid máu thường liên quan với đái tháo đường, nên giảm lượng mỡ động vật (chứa acid béo bão hòa), thay thế bằng dầu thực vật và các loại chất béo không bão hòa đa.

– Tập thể dục: Kết hợp với chế độ ăn uống, tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bình thường hóa đường huyết. Khuyến khích đi bộ nhanh mỗi ngày ít nhất 30 phút. Bài tập này cũng phù hợp nhất với người thừa cân, tiếp đó là đạp xe và bơi lội. Sự gắng sức sẽ dẫn đến sử dụng lượng đường huyết dư thừa trong máu để duy trì hoạt động của các cơ.

– Ngừng hút thuốc lá: Ngừng hút thuốc là bắt buộc do nguy cơ tích lũy các biến chứng tim mạch (bệnh mạch máu).

– Theo dõi các biến chứng của bệnh: Cần thiết để ngăn chặn các bệnh thần kinh và mạch máu liên quan đến đái tháo đường.

+ Các vết thương ở bàn chân: Tăng đường huyết làm thay đổi độ nhạy cảm của các dây thần kinh ngoại vi, đặc biệt là ở lòng bàn chân, do đó các bệnh nhiễm trùng không phải luôn được phát hiện kịp thời ở bệnh nhân đái tháo đường. Để tránh nguy cơ phải cắt cụt chi, cần kiểm tra tình trạng bàn chân thường xuyên.

+ Tổn thương mạch máu: Đái tháo đường khó kiểm soát có thể gây ra bệnh lý mạch máu lớn và dẫn đến tăng huyết áp. Nên kiểm tra huyết áp thường xuyên. Tăng lipid máu kèm theo sẽ làm tăng nguy cơ tai biến mạch não. Khi chế độ ăn giảm cholesterol không đủ để kiểm soát lipid máu, nên bắt đầu dùng thuốc. Ngoài ra, các bệnh mạch máu võng mạc điển hình ở bệnh nhân đái tháo đường cũng cần được xem xét. Thăm khám mắt ít nhất mỗi năm 1 lần là cần thiết để tránh nguy cơ mù lòa.

Người bị tăng đường huyết không được hút thuốc lá

Nếu được điều trị và tư vấn về các nhóm thuốc hạ đường huyết tốt, người bệnh hạ đường huyết có thể sống hoàn toàn khỏe mạnh. Đái tháo đường là bệnh có thể phòng ngừa bằng việc thay đổi hành vi, lối sống sinh hoạt lành mạnh, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *