Hạ đường huyết ban đêm: Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Hạ đường huyết vào ban đêm được đánh giá là một biến chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Nếu một ngày bạn bị hạ đường huyết ban đêm thì hãy nhanh chóng thăm khám để có phương pháp điều trị kịp thời.

Bệnh hạ đường huyết ban đêm là gì?

Hiểu một cách đơn giản thì hạ đường huyết ban đêm chính là tình trạng lượng đường trong máu bị hạ thấp vào ban đêm hoặc cũng có thể là khi người bệnh ngủ. Giới hạn để cảnh báo người bệnh mắc bệnh hạ đường huyết rất cao có thể từ từ 3.9 – 6.4mmol/l tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Theo một đánh giá khách quan thì tình trạng hạ đường huyết ban đêm là một hiện tượng phổ biến của những người mắc bệnh tiểu đường type 1 và type 2 sử dụng insulin. Mặc dù, là hiện tượng phổ biến nhưng bệnh lại có những biến chứng nguy hiểm mà bạn không thể bỏ qua và nên điều trị càng sớm càng tốt.

Những dấu hiệu của hạ đường huyết ban đêm

Ngủ không ngon giấc, luôn bồn chồn và có cảm giác bất an.

Những dấu hiệu của bệnh hạ đường huyết ban đêm thường không dễ dàng nhận thấy như: cảm giác chóng mặt, mắt nhìn mờ, tim đập loạn nhịp, đổ mồ hôi lạnh, căng thẳng, mệt mỏi cùng cực,…

Với những người này thì sau một đêm ngủ dậy họ thường thấy tóc của mình ướt sũng do đổ mồ hôi, ban ngày thường có cảm giác buồn ngủ cũng như đau đầu và mệt mỏi hơn. Bên cạnh đó bạn cũng có thể nhận thấy một số triệu chứng như:

  • Ngủ không ngon giấc, luôn bồn chồn và có cảm giác bất an.
  • Cơ thể mệt mỏi, muốn dậy mà người cứ mệt mỏi không dậy được.
  • Hay gặp ác mộng…

Nguyên nhân gây bệnh hạ đường huyết ban đêm

Ở những người bình thường thì cơ thể sẽ tự điều chỉnh tình trạng hạ đường huyết bằng việc kích thích tiết hai hormon là glucagon và epinephrine giúp nhanh chóng nâng cao lượng đường trong máu. Tuy nhiên, với những người mắc bệnh tiểu đường thì tuyến tụy của họ đã bị suy yếu chính vì thế kích thích tiết hai hormon là glucagon và epinephrine và làm cho lượng đường không được kiểm soát một cách hiệu quả.

Một số yếu tố khiến cho biến chứng bệnh hạ đường huyết ban đêm nghiêm trọng và diễn ra nhanh hơn như:

  • Người bệnh đã sử dụng quá liều insulin.
  • Uống quá nhiều rượu bia cũng như các thức uống có chứa cồn.
  • Vận động thể chất quá nhiều vào ban ngày thì khiến cho tăng độ nhạy cảm insulin vào đêm.
  • Buổi tối không ăn.
  • Bỏ qua bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ nếu như trước đây bạn duy trì thói quen đó.
Rượu bia là một nguyên nhân hạ đường huyết ban đêm

Điều trị bệnh hạ đường huyết ban đêm như thế nào?

Cũng tương tự như cách điều trị bệnh hạ đường huyết ban ngày thì hạ đường huyết ban đêm cũng có những phương pháp điều trị khá cụ thể.

Ngay khi phát hiện cơ thể mình đang bị hạ đường huyết phải làm gì? Người bệnh có thể ăn ngay một cái kẹo hay ăn ngay từ 10 – 15 gram thực phẩm có khả năng giải phóng đường nhanh chóng. Hoặc cũng có thể ăn một miếng bánh mì để tình hạn chế tình trạng xuống quá thấp. Sau 15 phút thực hiện bạn đo kiểm tra lại đường huyết nếu không cải thiện nhanh chóng thực hiện lại. Nếu lần thứ 2 mà đường huyết vẫn chưa tăng thì nhanh chóng đi bác sỹ.

Trên đây là những thông tin về tình trạng bệnh hạ đường huyết ban đêm. Bạn không nên chủ quan với tình trạng này vì chính là biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *