Để có các biện pháp phòng chống bệnh đau mắt hột cho bản thân, gia đình và cộng đồng các bạn sinh viên cần biết đau mắt đỏ là gì? Những triệu chứng và diễn biến của bệnh ra sao để bản thân để từ đó có cách phòng ngừa bệnh.
1. Nguyên nhân bệnh đau mắt hột
Đau mắt hột do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây nên. Bệnh có tính lan truyền với tốc độ nhanh thông qua tiếp xúc với dịch tiết từ mắt hoặc mũi hay sử dụng chung các vật dụng cá nhân của người bị nhiễm bệnh. Bệnh đau mắt hột có thể do các nguyên nhân dưới đây bao gồm:
- Điều kiện sống thấp: Điều kiện sống thấp cho phép các vi khuẩn lây nhiễm sinh sống và phát triển.
- Điều kiện sống đông đúc: Những người sống trong điều kiện không gian hẹp cũng có nguy cơ lây nhiễm cao hơn.
- Vệ sinh kém: Tình trạng vệ sinh kém và thiếu vệ sinh, tay và đặc biệt ở mắt khiến bệnh dễ lây lan hơn.
- Tuổi tác: Trẻ em từ 4 đến 6 tuổi là độ tuổi dễ mắc đau mắt hột nhất.
- Điều kiện vệ sinh kém: Không có nhà vệ sinh hay các côn trùng như ruồi, nhặng khiến bệnh dễ lây lan và bùng phát thành dịch.
- Thiếu nước sạch: dẫn đến mắt bẩn, mắt có nhiều ghèn, tay bẩn, quần áo bẩn. Việc rửa mặt bị hạn chế.
- Môi trường bụi bặm (khói, bếp, bụi): sẽ khiến mắt bị kích thích và tiết nhiều dử hơn.
- Bẩn: môi trường sống có chứa phân súc vật, phân người hay rác thải sẽ tạo điều kiện để ruồi phát triển nhiều hơn.
2. Những biến chứng nguy hiểm mà đau mắt hột gây nên
Những biến chứng nguy hiểm nhất nếu không điều trị đau mắt hột đúng cách có thể kể đến:
- Khiến lông mi mọc xiêu vẹo, biến dạng, cọ sát vào giác mạc gây tổn thương, đục, mờ, xước giác mạc và có thể gây loét. Nguy hiểm nhất là có thể gây viêm mủ nhãn cầu làm mù mắt.
- Có thể diễn tiến thành viêm kết mạc mãn tính khiến mắt ngứa, cộm, đỏ và ra dỉ mắt quanh năm.
- Viêm sụn mi khiến sụn mi dày, xơ hóa, biến dạng.
- Bội nhiễm: Các tác nhân gây bệnh khác có thể xâm nhập gây viêm, loét giác mạc, những trường hợp nặng có thể gây mù lòa.
- Loét giác mạc.
- Bị loạn thị: do sạn vôi và các sẹo mắt hột cọ sát lâu ngày trên giác mạc làm giác mạc gồ ghề, lởm chởm, sai lệch đường đi của ánh sáng vào mắt gây loạn thị, giảm thị lực.
- U hột ở rìa: u hột ở vùng rìa giác mạc lan vào diện đồng tử và có khi có cả trên toàn bộ giác mạc.
- Viêm tuyến lệ, tắc ống dẫn lệ: gây ra giống biểu hiện bệnh đau mắt hột như mờ mắt, chảy nước mắt sống. Bệnh nhân bị mắt hột có biến chứng sẽ có 3 triệu chứng mà chúng ta hay gọi là tình trạng mắt toét gồm: trụi lông mi, mắt ướt, bờ mi đỏ.
- Khô mắt, khô giác mạc: do các ống tuyến bị teo, giảm tiết dịch. Mắt trắng khô như mắt tượng, mờ hẳn. Khô mắt có thể dẫn tới tình trạng loét giác mạc, thủng giác mạc và gây mù mắt.
3. Biện pháp phòng chống bệnh đau mắt hột
Nhận biết những ảnh hưởng nguy hiểm của vấn đề đau mắt hột, cần có những biện pháp phòng chống bệnh đau mắt hột hiệu quả, nhất là trong thời điểm mùa dịch:
- Không sử dụng chung khăn mặt với người khác cũng như sử dụng chung vật dụng với người đang có dấu hiệu đau mắt đỏ.
- Vệ sinh mắt sạch sẽ bằng nước sạch, nước muối y tế.
- Tránh dụi mắt khi đi đường, cũng như khi tay chưa được vệ sinh sạch sẽ.
- Tránh tắm, rửa mặt, sử dụng nguồn nước ô nhiễm, không đảm bảo sạch sẽ.
- Giữ môi trường sống sạch sẽ, tiêu diệt ruồi nhặng và các loại sinh vật có hại trong gia đình là biện pháp phòng chống bệnh đau mắt hột cần thiết.
- Hướng dẫn trẻ em trong gia đình trong việc giữ an toàn vệ sinh đôi mắt.
- Sử dụng kính râm khi đi ngoài đường, hạn chế để côn trùng bay, tiếp xúc vào mắt khi chạy xe trên đường.
- Trường hợp nhẹ có thể sử dụng thuốc mỡ tra mắt tetraxyclin 1% mỗi lần cách nhau 8 giờ, liên tục trong 6 tuần để ngăn ngừa nguy cơ bị đau mắt hột trong thời gian có dịch, kết hợp rửa mặt thường xuyên là biện pháp phòng chống bệnh đau mắt hột trong thời gian có dịch.
Khi đang có dịch:
- Người bệnh cần lưu ý không nên tự ý dùng thuốc dễ dẫn đến trường hợp gây biến chứng. Tốt nhất là ngay khi có các triệu chứng đầu tiên, người bệnh cần tìm đến khám Bác sĩ nhãn khoa.
- Người bệnh cần được nghỉ ngơi, điều trị cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc nhãn khoa, hạn chế đi lại để tránh lây lan cho cộng đồng. Nếu có ra đi lại cần đeo kính râm để mắt bớt bị chói và tránh lây nhiễm cho người khác.
- Khi bị bệnh cần chú ý giữ vệ sinh để tránh lây sang mắt kia (rửa tay, dùng khăn giấy mềm lau một lần).Trong thời gian bị đau mắt, người bệnh nên nghỉ ngơi tại nhà, không làm việc bằng mắt nhiều, như đọc sách báo, coi tivi, nên để mắt được thư giãn.
- Một biện pháp phòng chống bệnh đau mắt hột khác là người chưa mắc bệnh cần hạn chế tối đa tiếp xúc với người bệnh. Trong trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc thì nên có khẩu trang. Ngoài ra cũng cần tránh thói quen dụi mắt bằng tay, phải thường xuyên rửa mắt bằng nước muối sinh lý, rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn.
- Trong vùng có dịch (hoặc có nhiều người mắc bệnh) nên hạn chế các hoạt động tập trung đông người.
- Trong thời gian dịch đau mắt đỏ bùng phát nên hạn chế đến các bể bơi công cộng vì đây là môi trường dễ lây lan bệnh nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.