Tiêm phòng uốn ván quá liều có bị sao không?

Nhiều người thắc mắc nên tiêm uốn ván bao nhiêu mũi và nếu chẳng may tiêm phòng uốn ván quá liều thì có bị làm sao không?

Uốn ván là gì?

Uốn ván là một loại bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỉ lệ tử vong rất cao do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) gây ra. Trực khuẩn này sẽ phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí, sau đó giải phóng ngoại độc tố vào máu và tấn công vào hệ vận động thần kinh – cơ, làm cho bệnh nhân bị co cứng cơ, xuất hiện các cơn co giật.

Các dấu hiệu của bệnh uốn ván

Thời gian ủ bệnh thường trong khoảng 3 – 10 ngày nhưng cũng có trường hợp lên tới 3 tuần. Ở một số bệnh nhân xuất hiện các cơn co cứng toàn thân với cường độ mạnh, những cơn đau làm cho khiến cho da người bệnh trở nên xanh tím và đe dọa ngừng thở, có dấu hiệu cứng hàm và khó nuốt khi ăn.

Bệnh nhân sẽ bị rối loạn hệ thần kinh thực vật như huyết áp tăng giảm thất thường, nhịp tim nhanh, sốt cao kèm theo vã mồ hôi. Một số biến chứng về tim mạch có thể gặp là huyết áp hạ và nhịp tim chậm, đôi khi có hiện tượng ngừng tim đột ngột. Một vài biến chứng khác có thể xảy ra là viêm phổi, vỡ cơ, loét da thịt do nằm.

Uốn ván sơ sinh thường phát bệnh 2 tuần đầu sau khi sinh với các dấu hiệu như trẻ bỏ bú, cứng cơ và thường xuyên xuất hiện các cơn co cứng; thường là uốn ván toàn thân và sẽ dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Tiêm phòng uốn ván quá liều là điều khó có thể xảy ra.

Những người có nguy cơ mắc cao

  • Người làm vườn.
  • Người làm việc ở các trang trại, các nông trường chăn nuôi gia súc và gia cầm.
  • Người dọn vệ sinh cống rãnh, chuồng trại.
  • Công nhân xây dựng các công trình.
  • Bộ đội và thanh niên xung phong.

Đặc điểm của vi khuẩn gây bệnh

Clostridium tetani chính là vi khuẩn gây ra bệnh uốn ván, bào tử của loại vi khuẩn này có trong bụi, đất và phân của gia súc gia cầm.

Một người có thể mắc uốn ván khi những bào tử này xâm nhập vào trong máu thông qua một vết thương hở, bị rách da

Một người có thể mắc uốn ván khi những bào tử này xâm nhập vào trong máu thông qua một vết thương hở, bị rách da thường là vết thương sâu nhất là trong môi trường như: trong đất, môi trường kỵ khí, phân súc vật, phân người. Nha bào có thể tồn tại nhiều năm trong một số môi trường và kháng với nhiều loại thuốc khử khuẩn, không bị tiêu diệt khi bị đun sôi 20 phút. Nhưng khi ở dạng các tế bào thực vật, chúng dễ dàng bị khử hoạt tính và nhạy cảm với nhiều kháng sinh như: metronidazol, penicillin…

Do bị trầy xát và vết thương tiếp xúc trực tiếp với trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani có trong đất, cát bụi, phân trâu bò ngựa và gia cầm, cống rãnh, dụng cụ phẫu thuật không tiệt trùng kỹ …, xâm nhập vào các vết thương, vết xây xước phát triển thành ổ nhiễm trùng gây bệnh uốn ván.

Những trường hợp nào cần được tiêm phòng uốn ván? Tiêm phòng uốn ván quá liều có sao không?

Vắc-xin tiêm phòng uốn ván được sử dụng cho các đối tượng sau:

Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 – 44 tuổi): Sau 5 mũi tiêm phòng, sẽ có kháng thể phòng bệnh uốn ván suốt thời kì sinh đẻ. Hiệu lực bảo vệ có thể đạt 98 – 100%.

Phụ nữ mang thai: Chỉ cần tiêm 2 liều là bạn có thể bảo vệ cho con mình khỏi bị mắc bệnh uốn ván sơ sinh. Nếu thai phụ chưa được tiêm phòng uốn ván thì phải tiêm 2 mũi uốn ván theo nguyên tắc sau: thời gian tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng và trước khi sinh ít nhất 15 ngày. Thời gian thích hợp để thai phụ tiêm phòng uốn ván mũi đầu tiên là vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kì. Tiêm uốn ván mũi 2 sau đó 1 tháng.

Nếu bà bầu đã tiêm phòng đủ 2 mũi uốn ván hoặc mới chỉ tiêm 1 mũi trước đây thì cần tiêm 1 mũi tháng thứ 4 hoặc thứ 5.

Những người có nguy cơ mắc cao: Những người làm vườn, làm việc ở các trang trại hoặc nông trường chăn nuôi gia súc gia cầm; người dọn vệ sinh cống rãnh, dọn rác; công nhân xây dựng tại các công trường. Những đối tượng này được tiêm miễn dịch 3 liều trong thời gian 6 tháng, có tác dụng bảo vệ 5 năm. Sau mỗi 5 – 10 năm, bạn nên tiêm nhắc lại 1 liều uốn ván sẽ bảo vệ phòng bệnh uốn ván suốt đời, không nên lo lắng về việc tiêm phòng uốn ván quá liều nhé.

Trường hợp bị vết thương: Nếu đã tiêm miễn dịch cơ bản hoặc đã được tiêm liều nhắc lại trong vòng 5 năm thì không cần tiêm phòng uốn ván nữa. Nếu đã quá 5 năm và nghi ngờ bị nhiễm bệnh thì cần tiêm ngay 0,5ml vắc-xin uốn ván. Nếu bệnh nhân không nhớ rõ đã tiêm trước đó hay chưa thì tiêm 1500IU huyết thanh kháng uốn ván và 0,5ml vắc-xin bằng 2 bơm tiêm và tiêm ở hai vị trí khác nhau. Sau hai tuần tiêm nhắc lại một liều vắc-xin 0,5ml và một tháng sau tiêm liều thứ ba với 0,5ml.

Tiêm phòng uốn ván quá liều có bị sao không?

Tiêm phòng uốn ván quá liều có sao không?

Tiêm phòng uốn ván quá liều hiếm khi xảy ra bởi vì các mũi tiêm và lịch tiêm sẽ được ghi lại trong sổ tiêm chủng nên mẹ hoàn toàn có thể yên tâm không nên lo lắng về việc con tiêm phòng uốn ván quá liều cả.

Trường hợp người bị thương chưa được gây miễn dịch cơ bản đầy đủ thì phải tiêm phòng càng sớm càng tốt. Nếu vết thương nặng cần tiêm thêm huyết thanh kháng độc tố uốn ván. Còn người bị thương chưa có miễn dịch cơ bản (chưa tiêm đủ 3 liều) hoặc không nhớ rõ lịch sử tiêm cần phải tiêm huyết thanh kháng độc tố uốn ván càng sớm càng tốt. Vắc xin uốn ván giúp bảo vệ miễn dịch trong thời gian 10 năm và mỗi 5-10 năm nên tiêm nhắc lại 1 mũi do đó, giả sử bạn có quên lịch tiêm phòng uốn ván của mình trong khoảng thời gian này thì việc tiêm uốn ván mũi tiếp theo là hoàn toàn đúng quy trình.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *