Ăn gì? uống gì? cách ăn ra sao? tất cả đều ảnh hưởng trực tiếp cơ thể và trạng thái tinh thần của chúng ta, nên nhớ:
- Thức ăn uống an toàn, cách ăn khoa học sức khoẻ Tâm – Thể tốt.
- Thức ăn bẩn, ăn uống sai lầm sức khoẻ kém và già trước tuổi.
1. Hiểm hoạ của thực phẩm bẩn:
Thực phẩm bẩn hiện là vấn đề nan giải của toàn cầu. WHO đã gởi thông điệp qua Slogan của ngày sức khoẻ thế giới (The World Health Day 2015): “An toàn thực phẩm từ nông trại đến bàn ăn” (From farm to plate, make food safe). Từ hàng ngàn năm, ông cha ta đã cảnh báo:
- Bệnh từ miệng vào.
- Chưa bệnh: rau là thực phẩm, khi bệnh: rau là thuốc.
- Căn nguyên của nhiều bệnh khó chữa do thói quen xấu hơn là do di truyền.
2. Phân loại thực phẩm:
- Nước uống: gồm nước từ thiên nhiên, nước sản xuất công nghiệp (nước ngọt có gas, rượu bia…).
- Thức ăn: Thực vật (rau, các loại hạt, củ, trái); Động vật (cá nước ngọt, cá nước mặn, gia súc, gia cầm); Chất bột đường (carbohydrate: bánh kẹo).
- Thực phẩm chăm sóc khoẻ (Thực phẩm chức năng): các chế phẩm từ thiên nhiên có tác dụng điều hoà và tăng cường chức năng hoạt động của cơ thể).
3. Nguồn gốc thực phẩm bẩn:
- Bắt nguồn từ khâu chọn giống, nuôi trồng, sơ chế, vận chuyển, bảo quản, chế biến:
- Nuôi trồng: đất, nguồn nước nhiễm chất độc hại từ thuốc diệt cỏ, nước thải công nghiệp; lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng; nhiễm kim loại nặng,
- Chế biến: vật dụng làm bếp (nồi, chảo nhôm), chất bảo quản, gia vị – bột niêm tổng hợp, hoá chất công nghiệp.
- Sinh vật biến đổi gen (Genetically Modified Organism, gọi tắt là GMO), Thực phẩm biến đổi gen (Genetically Modified Food) rất nguy hiểm cho sức khoẻ hiện có mặt thường xuyên trong các bữa ăn như: Sữa và các sản phẩm từ sữa hiện nay có thể chứa các hormones tăng sữa, vì khoảng 1/5 đàn bò ở Mỹ đã được tiêm hormones tăng trưởng và / hoặc tạo sữa, Đu đủ, Đậu nành, bắp, Đường mía và củ cải đường, Aspartame (tạo ra từ vi khuẩn biến đổi gen).
4. Tại sao chúng ta ngày càng mắc nhiều bệnh:
Tóm tắt theo sơ đồ sau:
Các bệnh phổ biến hiện nay ảnh hưởng đến sức khoẻ, kinh tế bản thân – gia đình – xã hội và góp phần gây bệnh viện quá tải.
- Nhiều bệnh khó chữa lành (ung bướu, bệnh mạn tính không lây nhiễm).
- Bệnh lây nhiễm bùng phát mạnh: Vi khuẩn – siêu vi kháng lại thuốc kháng sinh thông thường ngày cành phổ biến.
5. Vai trò cộng đồng:
- Chính quyền cần thường xuyên cập nhật, phổ biến, hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng sạch đến từng người, khuyến cáo tác hại của thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng…đến người nuôi trồng.
- Nhà trường nên bổ sung giờ học kỹ năng sống: thực hiện lối sống lành mạnh, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, tác hại của thực phẩm bẩn…từ mẫu giáo đến đại học.
6. Vai trò cá nhân:
Khi môi trường, nguồn nước ô nhiễm, thức ăn bẩn…tấn công chúng ta hàng ngày, mỗi người nên thực hiện hiện thói quen ăn uống khoa học – an toàn và hãy tự cứu mình trước khi “trời cứu”.
Cụ thể, cần Ăn uống thông minh:
- Cách nhận biết (giá trị tương đối) thực phẩm biến đổi gen GMO thông qua hình thức bên ngoài của sản phẩm: màu sắc rực rỡ, to, ngọt hơn bình thường…; thông qua mã code như: Dãy số có 5 chữ số, bắt đầu bằng số 8, đây là loại thực phẩm biến đổi gene, nên chọn loại bắt đầu bằng số 9 đây là loại thực phẩm hữu cơ.
- Hạn dùng (best for use – by date label), check mã vạch (truy xuất nguồn gốc),
- Trang bị kiến thức ATTP: hạn chế gia vị, rửa tay sạch, dụng cụ sạch,…
- Bảo quản, lưu trữ thực phẩm đúng quy cách, cách ly thực phẩm tươi sống và chín,
- Sử dụng nước sạch khi uống, rửa, nấu thức ăn.
- Cách ăn uống hợp lý: bảo vệ nguồn men (enzyme) của cơ thể, chế biến đơn giản (không chế biến cầu kỳ, không nấu quá chín sẽ giảm chất lượng của thực phẩm).
Kết luận:
Nâng cao ý thức trách nhiệm cá nhân với cộng đồng, thực hiện ăn uống hợp lý, sử dụng thực phẩm an toàn, nhằm:
- Sống thọ – sống khoẻ, tăng chất lượng sống, tiết kiệm kinh tế, thời gian.
- Góp phần giảm tải bệnh viện.
Nguồn: Bs Trần Văn Nam