Tiêm uốn ván có uống rượu được không? Như bạn đã biết, rượu và những chất kích thích không hề có lợi cho sức khỏe của bạn. Bởi vậy, không chỉ riêng tiêm phòng uốn ván, bản thân mỗi người cần chú ý hạn chế lượng bia rượu để điều trị bệnh đạt hiệu quả như mong đợi.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh uốn ván
Uốn ván là bệnh gây ra bởi độc tố trực khuẩn uốn ván Clotridium tetani. Do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván, nên đây là một trong những căn bệnh có tỉ lệ tử vong cao.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh uốn ván chủ yếu là do vết thương hở bị nhiễm trùng, tạo điều kiện cho các bào tử vi khuẩn phát triển từ đó gây nên bệnh uốn ván. Đối với trẻ sơ sinh, khả năng trẻ bị nhiễm uốn ván rốn cao nếu như thai phụ cũng như người đỡ đẻ không tuân thủ các nguyên tắc vô khuẩn trong quá trình sinh đẻ.
Khi trực khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương trên da sau đó sẽ phát triển và tạo độc tố. Độc tố này sẽ bám vào đuôi các sợi thần kinh rồi lan dần đến tủy sống vào não. Các tín hiệu hóa học từ não và tủy sống đến cơ sẽ bị độc tố ngăn chặn khiến cơ bị co giật, có biểu hiện ngừng thở, thậm chí tử vong.
Cách ngăn ngừa uốn ván hiệu quả nhất đó chính là tiêm phòng.
Tiêm uốn ván có uống rượu được không? Cần chú ý gì sau khi tiêm phòng uốn ván
Tiêm uốn ván có uống rượu được không?
Tiêm uốn ván có uống rượu được không là thắc mắc của vài người trưởng thành có thói quen hoặc bất đắc dĩ phải thường xuyên dùng đến rượu.
Tiêm uốn ván có uống rượu được không – theo lời khuyên của các bác sĩ thì việc sử dụng rượu bia không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của vắc xin.
Vậy nên, tiêm uốn ván có uống rượu được không? Câu trả lời là không và bạn cũng cần chú ý rằng 2 tuần sau khi tiêm thì cơ thể mới tạo kháng thể để chống lại trực khuẩn uốn ván. Vì vậy, bạn phải kiêng rượu, bia và các chất kích thích trong thời gian tiêm phòng. Bên cạnh đó việc tuân thủ nghiêm ngặt những lời khuyên của bác sĩ là để việc tiêm vắc xin đạt được hiệu quả cao nhất.
Bạn nên tuân thủ nghiêm ngặt lời khuyên của bác sĩ khi tiêm phòng uốn ván.
Tiêm uốn ván có uống rượu được không? Tùy vào cơ địa từng người mà ảnh hưởng của bia rượu đến hiệu quả của vắc xin là khác nhau. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả tốt nhất thì bạn nên chủ động kiêng khem để tránh những rủi ro có thể gây ra bởi rượu.
Cần chú ý gì sau khi tiêm uốn ván?
Đối với những người đã được tiêm miễn dịch cơ bản, hoặc trong vòng 5 năm được tiêm liều nhắc lại thì không cần phải đi tiêm phòng uốn ván nữa.
Tuy nhiên trong trường hợp bạn tiêm phòng quá 5 năm và cơ thể có dấu hiệu mắc bệnh uốn ván thì bạn cần tiêm ngay 0.5ml vắc xin. Hoặc bạn cần tiêm 1500IU huyết thanh ngừa uốn ván, 0.5ml vắc xin ở hai vị trí khác nhau và bằng 2 ống tiêm khác nhau. Tiêm nhắc lại sau hai tuần một liều vắc xin 0.5ml, và tiêm liều thứ ba 0.5ml sau một tháng.
Ngoài ra, sau khi tiêm phòng uốn ván, cơ thể bạn có thể sẽ có một số phản ứng phụ như sau:
- Chỗ tiêm có dấu hiệu sưng đau, quầng đỏ. Người tiêm vắc xin có thể bị sốt 38 – 39 độ C. Tuy nhiên, đây chỉ là những phản ứng bình thường của cơ thể, sau khoảng 1 – 2 ngày thì những phản ứng phụ này sẽ biến mất.
- Nơi tiêm đôi khi sẽ bị nổi hạch, tuy nhiên đây là trường hợp rất hiếm gặp. Bên cạnh đó, vùng tiêm có thể bị thâm nhiễm, lúc này bạn có thể dùng băng ép lạnh để giảm triệu chứng.
Tiêm uốn ván có uống rượu được không? Vắc xin sẽ không hiệu quả nếu bạn sử dụng sau khi tiêm ngừa.
Ngoài việc tìm hiểu tiêm uốn ván có uống rượu được không cũng như những lưu ý sau khi tiêm uốn ván, bạn cần tìm hiểu về những đối tượng cần được tiêm phòng để chủ động ngăn ngừa trước.
Những đối tượng cần phải được tiêm phòng uốn ván bao gồm:
- Phụ nữ trong độ tuổi mang thai từ 15 – 44 tuổi. Sau 5 mũi tiêm phòng, kháng thể sẽ giúp bảo vệ bạn trước trực khuẩn uốn ván, hiệu quả có thể đạt tới 98% – 100%.
- Phụ nữ đang mang thai. Phụ nữ đang mang thai cần chú ý tiêm 2 mũi vắc xin uốn ván để phòng ngừa uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh.
- Trẻ sơ sinh cần được tiêm ngừa theo chương trình tiêm chủng mở rộng – tiêm ngừa 3 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván.
- Đối tượng có nguy cơ mắc uốn ván cao cần được tiêm phòng phải kể đến những người làm vườn, làm việc ở trang trại hoặc công trường, những người làm công việc như dọn vệ sinh, dọn rác. Do những đối tượng này thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, dễ bị thương, dẫn đến việc trực khuẩn uốn ván có thể xâm nhập vào cơ thể bất cứ lúc nào.
Uốn ván sẽ không hề nguy hiểm nếu như bản thân mỗi người biết chủ động phòng tránh.
Bài viết vừa giải đáp cho bạn thắc mắc về việc tiêm uốn ván có uống rượu được không cũng như một vài thông tin cần chú ý khi tiêm vắc xin uốn ván. Tuy nhiên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để hiểu rõ hơn về bệnh và có được phương án phòng ngừa tốt nhất, bạn nên đến gặp bác sĩ để tư vấn.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.