Bệnh quai bị thường sưng ở đâu các bạn đã biết chưa?

Quai bị có rất nhiều triệu chứng, tuy nhiên những triệu chứng này cũng rất dễ nhầm lẫn với những căn bệnh khác có biểu hiện tương tự. Vậy, quai bị thường sưng ở đâu mới là biểu hiện chính xác nhất?

Bệnh quai bị thường sưng ở đâu?

Bệnh quai bị thường sưng ở đâu chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường xuất hiện vào mùa Đông và mùa Xuân, rất dễ bùng phát thành dịch bệnh. Theo đó, virus thuộc nhóm Paramyxo sẽ tấn công chủ yếu vào các tuyến ngoại tiết, thường là tuyến nước bọt mang tai. Bệnh quai bị dễ dàng lây truyền trực tiếp từ bệnh nhân sang người lành theo đường hô hấp, bụi nước của hơi thở, chất tiết mũi họng của người bệnh văng ra khi người bệnh hắt hơi, ho,…

Vậy, quai bị thường sưng ở đâu? Đây là một câu hỏi không khó để trả lời. Theo đó, khi thấy dấu hiệu đau mang tai, sưng đỏ mang tai, đau vùng dưới hàm… tốt nhất các bạn hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị đúng cách, tránh gây biến chứng và nhầm lẫn với các bệnh có triệu chứng tương tự, nhất là ở trẻ em.

Phân biệt quai bị với bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai có cùng triệu chứng

Bệnh quai bị

Để biết bệnh quai bị thường sưng ở đâu, các bạn phải nắm rõ các dấu hiệu thường gặp của căn bệnh truyền nhiễm này. Triệu chứng của bệnh quai bị là viêm tuyến nước bọt mang tai không hóa mủ. Theo đó, bệnh nhân thường sốt từ 38 – 39 độ C, đồng thời có biểu hiệu đau đầu, đau nhức các khớp xương, khó nuốt, khó nói, chán ăn. Đặc biệt, vùng tuyến nước bọt mang tai của người bệnh sẽ sưng to cả hai bên, lan ra vùng trước tai, mỏm chũm, có thể lan xuống dưới hàm. Tuy nhiên, vùng da bị bệnh không đổi màu.

Phải biết chính xác những biểu hiện của quai bị, chẳng hạn như quai bị thường sưng ở đâu để có cách điều trị hợp lý. Có thể bạn chưa biết, khi mắc bệnh quai bị, nam giới tuổi dậy thì sẽ có nguy cơ gặp phải biến chứng viêm tinh hoàn. Ngay khi virus quai bị tấn công thì tinh hoàn thường sưng to gấp 2 – 3 lần bình thường, rất đau, phải qua 7 ngày mới dần bình thường trở lại. Nếu được bác sĩ điều trị bằng các thuốc chống viêm, giảm đau sẽ giảm sưng đau nhanh, nhưng cần theo dõi sát đề phòng biến chứng teo tinh hoàn.

Khi mắc bệnh quai bị, nam giới tuổi dậy thì sẽ có nguy cơ gặp phải biến chứng viêm tinh hoàn.

Đồng thời, nữ giới mắc bệnh quai bị sau tuổi dậy thì nếu không được điều trị sớm có thể bị quai bị biến chứng gây viêm buồng trứng, dẫn đến vô sinh. Chính vì vậy, việc biết chính xác quai bị thường sưng ở đâu là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng để có hướng điều trị kịp thời.

Ngoài ra, bệnh nhân quai bị còn có thể phải đối mặt với các biến chứng khác như: Viêm tụy cấp, viêm thanh khí phế quản, viêm phổi kẽ, viêm đa khớp, viêm tuyến lệ, tuyến giáp, tuyến ức, tuyến vú…

Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị bệnh quai bị đặc hiệu (kể cả kháng sinh), mà chỉ điều trị theo triệu chứng bằng cách dùng thuốc an thần, giảm đau, uống vitamin, chườm nóng, súc miệng nước muối sau khi ăn… để chống viêm. Kết hợp dùng các bài thuốc dân gian như: Dùng hạt gấc mài ngâm rượu rồi xoa vào chỗ sưng; dùng hạt đậu xanh tán nhỏ trộn với dấm rồi đắp lên chỗ sưng…

Dù bệnh quai bị điều trị Đông y, hay Tây y thì bệnh nhân vẫn cần nghỉ ngơi, hạn chế vận động, tăng cường sức đề kháng của cơ thể và cách ly để tránh lây lan (tối thiểu 2 tuần).

Bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai

Thông thường, bệnh quai bị thường sưng ở đâu thì bệnh viêm tuyến nước bọt cũng có biểu hiện sưng ở vị trí đó. Tuy nhiên, bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai đơn thuần thường là một căn bệnh lành tính, không lây lan như bệnh quai bị. Căn bệnh này thường xuất hiện khi có viêm nhiễm khác ở vùng miệng và mũi họng, cũng có một số trường hợp do sỏi làm tắc ống dẫn tuyến nước bọt gây nên.

Có triệu chứng bệnh gần giống bệnh quai bị, viêm tuyết nước bọt mang tai cũng gây sốt từ 38 – 39 độ C. Đồng thời vùng tuyến nước bọt mang tai của người bệnh sẽ sưng to và lan rộng ra xung quanh. Vậy nếu bệnh quai bị thường sưng ở đâu, viêm tuyến nước bọt cũng sưng ở đó thì làm sao phân biệt được hai loại bệnh này?

Khác với quai bị, bệnh nhân viêm nước bọt mang tai sẽ có vùng tuyến sưng tấy đỏ, nói và nuốt đau, có hạch viêm phản ứng ở góc hàm hoặc sau tai cùng bên. Đồng thời, khi bác sĩ ấn vùng tuyến mang tai thấy có mủ chảy ra ở miệng ống Stenon.

Theo đó, các bác sĩ thường dùng kháng sinh chống viêm, giảm phù nề, giảm đau để điều trị bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai đơn thuần cho các bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu không điều trị đúng, sau 7 – 10 ngày có thể chuyển sang viêm mạn tính tái phát và cứ vài tháng lại bị viêm lại. Có nguy cơ gây biến dạng khuôn mặt của người bệnh. Tuy không nguy hiểm, nhưng bệnh viêm nước bọt mang tai cũng có thể gây biến chứng phì đại tuyến.

Vậy bệnh quai bị thường sưng ở đâu, biểu hiện cụ thể như thế nào, khác với bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai ra sao, các bạn đã biết rồi phải không? Khi có dấu hiệu sưng vùng mang tai, dưới hàm, kèm theo biểu hiện sốt, đau đầu, khó nói, chán ăn,… các bạn hãy nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế thăm khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời nhé!

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *