Tình trạng tăng kính thước tuyến giáp sẽ dẫn đến bướu phì đại trước cổ. Phần lớn bướu cổ đều lành tính, không gây đau đớn cho bệnh nhân. Tuy nhiên, bạn vẫn phải nắm được bướu cổ và cách chữa trị bướu cổ lành tính là gì? Để có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bản thân.
Nguyên nhân gây bướu cổ chủ yếu là do hiện tượng thiếu hụt iod trong cơ thể. Đây là một chứng bệnh khá khó chữa. Bởi tác nhân gây bệnh bướu cổ có mối liên hệ đến hệ thần kinh.
Thường thì tuyến giáp hấp thụ iod từ thực phẩm và chất dinh dưỡng. Tuy nhiên khi không nhận được đủ lượng iod này thì nó sẽ giảm sản sinh hormone. Để bù đắp lượng hormone thiếu hụt, tuyến giáp phải tăng kích thước để hoạt động. Kết quả là nó phình to lên tạo thành bướu cổ.
Chúng ta nên hiểu rõ bệnh bướu cổ và cách chữa trị bướu cổ lành tính là gì. Việc đó sẽ giúp bệnh nhân chóng thoát khỏi các triệu chứng khó chịu của bướu cổ.
Yếu tố nguy cơ của bệnh bướu cổ
Một số chất hòa tan trong nước: Tại một số vùng núi có nhiều magie, calci, flor… làm nước có độ cứng cao. Từ đó ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp. Dẫn đến tình trạng bướu cổ.
Các loại thuốc: Một số loại thuốc có thể ức chế tập trung iod. Cuối cùng là ảnh hưởng đến sự tổng hợp hormone tuyến giáp.
Vấn đề di truyền: Một số ca bệnh mang tính chất gia đình. Thường là bởi rối loạn tổng hợp hormone tuyến giáp dạng bẩm sinh. Khi đó bướu cổ còn kèm theo chứng câm điếc. Người ta còn gọi đó là hội chứng Pendred, xảy ra bởi rối loạn hữu cơ hóa iod.
Bệnh mạn tính: Một số bệnh có thể dẫn đến tình trạng thải trừ iod và rối loạn hấp thu. Như là các bệnh viêm đại tràng mạn, thận mạn, tiêu chảy mạn tính…
Độ tuổi: Thường trẻ em dễ mắc phải bướu cổ hơn người lớn, nhất là tầm tuổi dậy thì. Bởi khi ấy, nhu cầu hormone của chúng ta ở tuyến giáp ngoại vi rất cao.
Giới tính: Phụ nữ thường mắc bướu cổ hơn nam giới. Độ tuổi dễ gặp nhất là dậy thì, khi có kinh hoặc cho con bú. Bởi nhu cầu hormone lúc này của tuyến giáp chúng ta cũng tăng lên.
Điều kiện sinh hoạt: Đây cũng là yếu tố góp phần tăng nguy cơ mắc bướu cổ. Bởi nếu ăn uống, vệ sinh kém hoặc nhà ở chật chội, cũng dẫn đến thiếu iod. Từ đó gây nên hiện tượng bướu cổ.
Nếu có dấu hiệu bướu cổ, bạn nên đến bác sĩ thăm khám sớm để được chẩn đoán. Sau khi đã đi khám và có kết quả xác định bướu cổ lành tính. Bạn sẽ được bác sĩ tư vấn về bướu cổ và cách chữa trị phù hợp.
Phụ nữ có nguy cơ bị bướu cổ cao hơn nam giới.
Bướu cổ và cách chữa trị bướu cổ lành tính
Có không ít bệnh nhân đặt câu hỏi về bướu cổ và cách chữa trị bướu cổ lành tính. Bởi có những trường hợp bướu cổ lành tính phát triển nhanh và có kích thước lớn. Từ đó khiến vướng vùng cổ, gây khó thở cho bệnh nhân. Bệnh bướu cổ và cách chữa trị bướu cổ lành tính như thế nào cho hiệu quả? Ta hãy cùng tìm hiểu qua các phương pháp sau đây,
Dùng thuốc chữa bướu cổ: Thuốc hormone tuyến giáp tổng hợp được kê khi có chẩn đoán suy giáp do bướu cổ to. Từ đó bệnh nhân bị giảm chức năng tuyến giáp. Liệu pháp này được gọi là thay thế hormone.
Nó sẽ giúp bạn cải thiện được triệu chứng của suy tuyến giáp. Đồng thời làm chậm quá trình giải TSH khỏi tuyến yên. Từ đó kích thước bướu cổ cũng có thể giảm đi.
Tuy nhiên thuốc này cũng có một số tác dụng phụ. Như là bệnh nhân có thể đau ngực, đổ mồ hôi, tăng nhịp tim, mất ngủ… khi uống. Thế nên bệnh nhân đang tìm hiểu về bướu cổ và cách chữa trị bằng thuốc cần cân nhắc kỹ.
Dùng iod phóng xạ giúp thu nhỏ tuyến giáp mở rộng: Một số bệnh nhân có thể được chỉ định dùng iod phóng xạ để chữa bướu cổ. Người bệnh uống iod phóng xạ, và nó được tiếp xúc với tuyến giáp qua máu.
Khi đến tuyến giáp, chúng sẽ phát huy tác dụng phá hủy tế bào tuyến giáp. Sau đó kích thước bướu cổ lành tính cũng được giảm đi. Đây là phương pháp chữa trị rất được các nước châu Âu ưa chuộng.
Tuy nhiên, dùng iod phóng xạ chữa bướu cổ cũng có tác dụng phụ không đáng có. Như là chúng có thể làm giảm chức năng của tuyến giáp. Nếu bạn đang tìm hiểu về bướu cổ và cách chữa trị bằng iod phóng xạ thì nên cân nhắc.
Theo dõi bệnh và tái khám: Bướu cổ của bạn lành tính, kích thước chưa đủ lớn và tuyến giáp vẫn hoạt động bình thường? Bạn đừng lo lắng quá bởi lúc này bướu vẫn chưa thể gây nên các vấn đề sức khỏe. Lúc này, bác sĩ có thể chưa chỉ định điều trị mà chỉ yêu cầu theo dõi. Sau đó khoảng 3 – 6 tháng thì tái khám định kỳ để được kiểm tra.
Sự can thiệp của y tế lúc này có thể gây ra các phản ứng phụ. Nếu không có vấn đề gì lớn, ngoài các kích thích nhỏ như là hơi nghẹn thì bệnh nhân nên theo dõi xem bướu cổ có phát triển theo thời gian không. Nếu bướu có tăng thêm và làm nghẹt cổ, gây khó thở thì bạn nên đi tái khám để chữa trị sớm.
Bổ sung iod trong bữa ăn hàng ngày: Có đôi khi tình trạng bướu cổ chỉ là do thiếu iod trong mỗi bữa ăn. Thế nên, bệnh nhân cần lưu ý bổ sung đầy đủ lượng iod cần thiết. Từ đó sẽ giúp đề phòng được tình trạng phát triển bướu cổ.
Trung bình mỗi ngày con người cần khoảng 150 microfram iod. Bạn có thể tìm thấy iod chứa trong các loại thực phẩm như: tôm, hải sản, sữa chua…
Vậy là bạn đã nắm được thông tin về bệnh bướu cổ và cách chữa trị như thế nào. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là bạn phải tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Từ đó bệnh mới chóng cải thiện và loại bỏ được các triệu chứng ảnh hưởng sinh hoạt.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.