Ốm nghén là vấn đề ở rất nhiều mẹ bầu, tuy nhiên có một số người khi mang thai không nghén. Đây là điều may mắn hay dấu hiệu cảnh báo của vấn đề bất ổn?
Phụ nữ mang thai thường gặp phải những triệu chứng ốm nghén như mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, đầy bụng… Tuy nhiên, có một số mẹ bầu khi mang thai không có biểu hiện gì của ốm nghén.
Mang thai không nghén
Mang thai không nghén là một hiện tượng khá phổ biến mà nhiều bà bầu hay gặp phải. Cơ thể mỗi người phụ nữ có cấu tạo khác nhau do đó giai đoạn đầu mang thai của mỗi người cũng khác nhau. Mặc dù ốm nghén là triệu chứng mang thai thường gặp ở phụ nữ tuy nhiên không phải bất kỳ ai có em bé cũng sẽ gặp những triệu chứng ốm nghén theo như khuôn mẫu bao gồm khó chịu, đầy hơi, buồn nôn khi mang thai, thèm ngọt, thèm chua,…
Trong thực tế, dấu hiệu mang thai phổ biến nhất mà hầu hết mẹ bầu nào cũng gặp phải đó là tình trạng cơ thể mệt mỏi hơn bình thường. Tuy nhiên triệu chứng này lại khó nhận biết hơn so với các triệu chứng khác, và thường khiến mẹ bầu lầm tưởng rằng sức khỏe của mình đơn giản chỉ là đang có vấn đề mà thôi. Vì vậy, việc cơ thể mẹ bầu không có sự thay đổi thêm với việc mang thai không nghén khiến cho nhiều chị em lầm tưởng mình không có thai.
Nguyên nhân vì sao mang thai không nghén?
- Do chu kỳ kinh nguyệt chậm từ 1 đến 2 tuần, mặc dù đã dùng biện pháp thử thai và đã cho kết quả dương tính nhưng còn sớm, hoặc chưa có sự xác nhận chính xác nhất của bác sĩ nên các mẹ bầu chưa cảm nhận rõ ràng được những dấu hiệu khi mang thai.
- Trong trường hợp mẹ bầu đã khám, làm các xét nghiệm và đã có thông báo chính xác từ bác sĩ nhưng vẫn cảm thấy bản thân mình hoàn toàn không ốm nghén cũng là hiện tượng hết sức bình thường thôi. Mặc dù điều này dẫn đến các mẹ bầu phần nào lo lắng do không biết liệu em bé của mình có đang phát triển bình thường hông. Nhưng các mẹ hãy yên tâm rằng, đây là hiện tượng hết sức bình thường , hãy cho rằng có thể do mẹ bầu may mắn vì không phải trải qua cảm giác ốm nghén.
- Đôi khi mang thai không nghén bởi các triệu chứng thông thường mà mẹ bầu lại đang mang những dấu hiệu khác như: ăn uống ngon miệng hơn, sức khỏe tốt, sinh lực dồi dào hơn bình thường…
- Do quá bận rộn với công việc hay chưa tìm hiểu kỹ càng về các vấn đề mang thai, ốm nghén mà mẹ bầu có thể chưa trực tiếp nhận ra được ngay các dấu hiệu. Lời khuyên cho nguyên nhân này mẹ bầu có thể tìm đọc qua sách báo, chương trình TV hoặc tìm hiểu thông tin ở địa chỉ đáng tin cậy để có thể trang bị cho mình những kiến thức về mang thai bổ ích cho cả mẹ và bé nhé.
Ở mỗi cơ thể khi mang thai sẽ có những sự thay đổi khác nhau do đó việc mang thai không ốm nghén là biểu hiện hết sức bình thường.
Giải đáp thắc mắc xung quanh việc mang thai không nghén
Mang thai không nghén có nguy hiểm gì không?
Đây thực sự là điều bình thường nếu bạn mang thai không ốm nghén, thậm chí đó còn là một điều may mắn đối với bạn vì bạn sẽ không phải trải qua những triệu chứng ốm nghén đầy khó chịu như buồn nôn, đầy hơi, hoa mắt, chóng mặt… khi có thai 3 tháng đầu.
Hầu hết phụ nữ mang thai đều đồng ý rằng ốm nghén khiến cho cơ thể mệt mỏi hơn và đây cũng là một trong những lý do khiến mẹ bầu cảm thấy suy nhược cơ thể và căng thẳng.
Nếu bạn mang thai không nghén thì đừng lo lắng vì không biết liệu em bé trong bụng có phát triển bình thường hay không bởi có một số mẹ bầu khi mang thai lại có triệu chứng trái ngược hẳn so với người bình thường như cơ thể khỏe mạnh hơn, ăn uống ngon miệng, cơ thể tràn đầy sinh lực.
Mang thai không nghén có nguy cơ sảy thai?
Tuy nhiên, một số ít phụ nữ mang thai không nghén có thể do các nồng độ hooc-mon của họ thấp hơn nhiều so với người bình thường và họ có nguy cơ bị sảy thai. Nhưng bạn cùng đừng nên quá lo lắng, hãy đi khám bác sĩ để biết được chính xác mức độ hooc-mon của mình có trong trạng thái bình thường hay không và từ đó bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên hữu ích nhất.
Ngoài ra, nếu lúc đầu các triệu chứng của việc ốm nghén xảy ra với bạn một cách mạnh mẽ nhưng sau đó lại đột ngột biến mất, thì nguy cơ bị sảy thai là rất cao. Đặc biệt là khi mang thai bị ốm nghén đột ngột biến mất từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 11 là điều rất nguy hiểm.
Để xác định một cách chắc chắn sức khỏe của mình cũng như sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu nên kiểm tra định kỳ để đảm bảo rằng thai nhi vẫn đang trong quá trình phát triển bình thường. Đặc biệt, khi mẹ bầu gặp bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào như co thắt âm đạo, ra máu nhiều… thì phải báo cho bác sĩ sản khoa để ngay lập tức tiến hành điều trị.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.