Bệnh cúm A/H1N1 có lây truyền không?

Cúm A/H1N1 rất dễ lây lan, thậm chí bùng phát thành dịch. Nó có thể tấn công sâu vào các tế bào phổi, gây các bệnh về phổi hoặc gây suy đa tạng, dẫn tới tử vong trong những trường hợp nghiêm trọng.

Cúm A/H1N1 là loại virus gây bệnh cúm ở người, nhưng nhiều người thường nhầm nó với cúm thông thường. Khiến việc điều trị không kịp thời, để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, hoặc có thể tử vong.

Virus cúm A là gì?

Cúm A/H1N1 (còn được gọi là cúm lợn) là một loại virus cúm mới, nó gây ra một trong các bệnh cúm mùa hiện nay.

Bệnh cúm xuất hiện khi cơ thể nhiễm virus cúm A/H1N1, xảy ra hằng năm, thường vào mùa lạnh và thời điểm giao mùa, có tốc độ lây lan nhanh.

Cúm A/H1N1 là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Nó dễ dàng lây bệnh từ người bệnh sang người lành như các chủng cúm mùa thông thường khác (cúm A/H3N2, cúm B) và có thể hình thành đại dịch.

Khi bị nhiễm cúm A/H1N1, người bệnh thường có các biểu hiện như: Sốt, thường trên 38°C, ớn lạnh, nhức đầu, đau viêm họng, đau mình, nhức cơ, sổ mũi, hắt hơi, ho khan, mệt mỏi, suy nhược, nôn mửa và tiêu chảy.

Tuy cúm A/H1N1 thường tiến triển lành tính nhưng người nhiễm bệnh cũng có thể bị bội nhiễm, viêm phổi nặng, suy đa tạng hoặc dẫn tới tử vong ở một số người bệnh mạn tính về hô hấp, tim mạch hoặc bị suy giảm miễn dịch, người già trên 65 tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi và thai phụ.

Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới ghi nhận có tới 250 tới 500 nghìn trường hợp tử vong do cúm.

Bệnh cúm A/H1N1 có lây không?

Cũng như các loại cúm theo mùa khác, bệnh cúm A/H1N1 có khả năng lây lan rất nhanh và bùng phát thành dịch.

Vào mùa dịch, các nhà khoa học có thể tìm thấy virus cúm A/H1N1 ở ngoài môi trường, trong dịch tiết từ đường hô hấp, bàn tay, quần áo hay các vật dụng xung quanh người bệnh. Bệnh cúm A/H1N1 có lây truyền không thì các nghiên cứu cho thấy virus này có thể tồn tại ở ngoài môi trường trên các bề mặt khá lâu.

Loại virus này có thể sống từ 24 tới 48 giờ trên các bề mặt như bàn, ghế, tay vịn ghế, nắm cửa, tay vịn cầu thang. Và tồn tại trong quần áo từ 8 tới 24 giờ và sống đến 5 phút trong lòng bàn tay.

Đặc biệt, trong môi trường nước chúng còn có thể sống rất lâu, cụ thể là nó có thể tồn tại 4 ngày trong môi trường nước có nhiệt độ 22°C và sống tới 30 ngày trong với nhiệt độ 0°C. Chính vì thế, loại virus cúm này phát triển rất mạnh trong mùa đông.

Người mắc cúm A/H1N1 có thể lây bệnh cho người khác từ 1 ngày trước khi khởi phát bệnh và kéo dài tới 7 ngày sau khi khởi phát bệnh.

Trẻ em, nhất là trẻ nhỏ có khả năng lây nhiễm virus trong thời gian dài hơn. Bệnh cúm A/H1N1 lây lan mạnh và nhanh hơn khi người bệnh có sự tiếp xúc trực tiếp với người khác, đặc biệt ở những nơi tập trung đông người như trường học, công sở,…

Con đường lây truyền của virus cúm A/H1N1

Đường hô hấp:

Người bệnh ho, hắt hơi thì virus cúm A/H1N1 bay vào không khí lây cho người khác

Khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện hoặc cười thì virus cúm A/H1N1 sẽ theo các giọt bắn bay vào không khí và lây nhiễm sang người khỏe mạnh xung quanh.

Đường tiếp xúc:

Người khỏe mạnh có thể nhiễm virus cúm A (H1N1) do tiếp xúc hoặc chạm tay vào bề mặt các vật dụng bị nhiễm virus của người mắc bệnh. Chẳng hạn bằng việc chạm tay vào khăn giấy của người bệnh, sử dụng chung đồ cá nhân như bát đũa, ly nước cũng sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus cúm A/H1N1.

Biện pháp phòng tránh nguy cơ lây nhiễm virus cúm A/H1N1

Cúm A/H1N1 là bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh và dễ thành dịch nên mỗi người cần tuân thủ các cách ngừa lây lan như sau:

  • Vào mùa dịch nên hạn chế tới nơi tập trung đông người hoặc nơi đang nghi ngờ có dịch cúm.
  • Khi ho, hắt hơi nên che mũi, miệng bằng khan giấy rồi vứt khăn giấy vào thùng rác sau khi sử dụng.
  • Rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng diệt khuẩn, dung dịch có cồn, đặc biệt là sau khi ho hoặc hắt hơi;
  • Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng.
  • Không khạc nhổ bừa bãi.
  • Hằng ngày nên sử dụng các dung dịch sát khuẩn đường mũi, họng.
  • Bổ sung đủ chất và tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn để tăng cường sức đề kháng của cơ thể và phòng ngừa nhiễm virus cúm A/H1N1.
  • Tránh tiếp xúc và dùng chung đồ cá nhân với người mắc bệnh cúm A/H1N1.
  • Vệ sinh nhà ở sạch sẽ để ngăn ngừa sự lây lan như giữ sạch các bề mặt như bàn ghế, quầy bếp, đồ chơi trẻ em bằng cách lau chùi, rửa chúng với chất khử trùng; giặt khăn trải giường riêng và dụng cụ ăn uống của người nhiễm virus cúm.
  • Những trường hợp biểu hiện sốt cao, khó thở cần chủ động cách ly, đeo khẩu trang y tế và đến khám tại các cơ sở y tế để được chuẩn đoán và điều trị thích hợp, tránh lây lan rộng trong cộng đồng.
Rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng diệt khuẩn, dung dịch có cồn, đặc biệt là sau khi ho hoặc hắt hơi

Bệnh cúm A/H1N1 có lây truyền không thì câu trả lời là có nên cách tốt nhất phòng tránh cúm là tiêm vắc xin ngừa cúm. Trẻ em và phụ nữ sắp mang bầu là đối tượng nên đi tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi và nhớ tiêm nhắc lại nhé.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *