Vì sao bé uống kháng sinh nhiều bị nóng và đi ngoài? Liệu việc cho trẻ dùng kháng sinh có thực sự gây hại gì cho sức khỏe của trẻ không… Đây là những câu hỏi được nhiều bậc phụ huynh quan tâm hiện nay.
Trẻ em có sức đề kháng kém nên dễ mắc những bệnh do virus và vi khuẩn gây ra. Điều này khiến cho mẹ lo lắng liệu rằng con bị ốm đó là có cần phải cho trẻ uống thuốc kháng sinh? Vì sao bé uống kháng sinh nhiều bị nóng và đi ngoài cùng cách xử trí hiệu quả để bảo vệ sức khỏe cho con? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc đó cho mẹ nhé.
Nguyên nhân bé uống kháng sinh nhiều bị nóng và đi ngoài?
Bé uống kháng sinh nhiều bị nóng và đi ngoài có thể là một tác dụng phụ do thuốc kháng sinh gây ra. Với những triệu chứng như nóng và đi ngoài chỉ là mức độ nhẹ và không quá nguy hiểm, cũng thường xảy ra nên mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên nếu thấy những triệu chứng nặng như khó thở, tím tái hay co giật… thì đây có thể biểu hiện của sốc phản vệ nên mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để được cấp cứu kịp thời.
Sau khi khi dùng thuốc từ 2 -5 ngày mẹ có thể thấy trẻ xuất hiện những dấu hiệu như đổ nhiều mồ hôi, đêm khó ngủ do khó chịu trong cơ thể, biếng ăn… Có thể 1 phần của nguyên nhân này là do trẻ chịu ảnh hưởng từ bệnh, đồng thời việc sử dụng kháng sinh nhiều ngày có thể gây nóng trong cơ thể. Tình trạng này có thể thuyên giảm sau khi ngưng sử dụng thuốc kháng sinh.
Ngoài ra 1 tác dụng phụ khác của thuốc là khiến trẻ bị tiêu chảy do kháng sinh, phân lỏng khoảng 2, 3 lần trong 1 ngày. Bởi vì việc sử dụng kháng sinh trong quá trình tiêu diệt những vi khuẩn gây hại đồng thời men vi sinh có lợi cho đường ruột cũng có thể bị giết bởi kháng sinh. Điều này làm đổi hệ vi sinh vật đường ruột dẫn đến trẻ tiêu chảy. Đặc biệt hệ tiêu hóa của con còn chưa hoàn thiện nên rất dễ bị đi ngoài trong khoảng 2-5 ngày liên tục trong thời gian dùng thuốc khiến mẹ lo lắng.
Bé uống kháng sinh nhiều bị nóng và đi ngoài nói chung chỉ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi trẻ dùng thuốc, nhưng nó không quá nguy hiểm và có thể khắc phục tại nhà bằng những biện pháp chăm sóc tại nhà.
Nên làm gì khi bé uống kháng sinh nhiều bị nóng và đi ngoài?
Khi thấy những triệu chứng sau mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ, tuy nhiên không nên tự ý ngưng sử dụng kháng sinh khi chưa hết đợt điều trị. Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên có nên tiếp tục sử dụng hay dừng hẳn nên mẹ không nên quá lo lắng nhé.
Cho bé uống nhiều nước để bù lại lượng nước cho cơ thể, nếu vẫn còn đang trong giai đoạn uống kháng sinh thì mẹ có thể áp dụng những giải pháp bù nước cho cơ thể bằng cách bổ sung các chất điện giải như oresol. Tùy vào độ tuổi thì sẽ có bảng liều lượng oresol phù hợp cho trẻ, ví dụ trẻ từ 2-10 tuổi có thể dùng khoảng 100- 200ml sau mỗi lần đi ngoài. Lượng nước sử dụng phải đảm bảo an toàn vệ sinh, không cho trẻ dùng nước ngọt có gas sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Bổ sung kẽm và nhiều vitamin tự nhiên thông qua những loại trái cây và rau củ quả, vì các loại vitamin như vitamin A, B, C, D, và các khoáng chất như canxi, magie, kẽm sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn và mau chóng giảm nhanh những triệu chứng khó chịu do bé uống kháng sinh nhiều bị nóng và đi ngoài.
Chế biến thức ăn dạng mềm và dễ tiêu hóa và chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày. Không nên cho trẻ ăn quá no hoặc quá đói vì sẽ khiến trẻ chán ăn hay nôn ói nhiều. Lưu ý thời gian sử dụng thuốc, nên cho trẻ uống thuốc sau bữa ăn khoảng 30p để giảm nóng cơ thể và hạn chế tình trạng nôn ói. Ngoài ra, hãy chọn những món như súp hoặc cháo phù hợp với tình trạng tiêu chảy ở trẻ em.
Có thể sử dụng một số thực phẩm lên men để khôi phục hệ vi sinh vật đường ruột sau dùng kháng sinh như sữa chua, phô mai, dưa cải bắp, nấm thủy sâm… Tuy nhiên mẹ cũng nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước nhé.
Trong thời gian sử dụng thuốc kháng sinh, mẹ nên thường xuyên cập nhật tình trạng của bé với bác sĩ, nếu triệu chứng phụ nhiều mà bệnh của bé vẫn chưa thuyên giảm thì mẹ nên đề nghị bác sĩ hướng điều trị khác. Với những trẻ nhỏ nếu không cẩn thận sẽ mắc phải những tai biến khi dùng thuốc kháng sinh như suy gan, thận, thần kinh, tuỷ, răng, tai… vì vậy mẹ nên theo dõi thường xuyên và cập nhật cho bác sĩ.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.