Giải đáp: bướu cổ có uống được mầm đậu nành không?

Các chuyên gia y tế khuyến cáo bệnh nhân bướu cổ không nên ăn đậu nành vì chúng chứa nhiều canxi, ảnh hưởng đến hấp thu I-ốt. Nhưng với mầm đậu nành thì sao, bướu cổ có uống được mầm đậu nành không?

Bướu cổ có uống được mầm đậu nành hay không?

Công dụng của mầm đậu nành

Mầm đậu nành là sản phẩm được tạo ra từ hạt đậu nành nảy mầm (sau khoảng 3-4 ngày). Nghiên cứu cho thấy, mầm đậu nành có tác dụng gấp nhiều lần so với đậu nành thông thường. Chính vì thế nhiều người thắc mắc bướu cổ có uống được mầm đậu nành?

Mầm đậu nành rất tốt cho sức khỏe và sắc đẹp, cụ thể: tăng kích thước vòng 1, giảm khô hạn, tăng ham muốn tình dục, làm đẹp da, giúp làm da trở nên căng mịn và có sức sống, tăng cường canxi, chống loãng xương, ngăn ngừa ung thư vú và các bệnh về tim mạch…

Tuy nhiên, mầm đậu nành đối với sức khỏe tuyến giáp thì sao, đặc biệt bướu cổ có uống được mầm đậu nành không?

Giải đáp bướu cổ có uống được mầm đậu nành?

Bướu cổ có uống được mầm đậu nành không? Các bệnh nhân mắc bệnh bướu cổ thường không được ăn đậu nành.

Tuy nhiên, khi hạt đậu nành đã nảy mầm (chúng ta hay gọi là mầm đậu nành) và các nhà sản xuất tinh chế mầm đậu nành này thành các sản phẩm thì lại không chứa nhiều canxi như hạt đậu nành nữa. Do đó, những ai đang băn khoăn liệu bướu cổ có uống được mầm đậu nành không thì hãy yên tâm là bạn vẫn uống được mà không làm trầm trọng thêm bướu cổ đơn thuần nhé.

Bướu cổ ăn gì thì tốt cho quá trình điều trị bệnh

Ngoài bướu cổ có uống được mầm đậu nành không thì bướu cổ ăn gì tốt cũng là thắc mắc của nhiều người. Theo đó, ngoài việc dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân bướu cổ có thể bổ sung các thực phẩm sau đây vào chế độ ăn uống hàng ngày để việc điều trị bệnh trở nên thuận lợi và nhanh chóng hơn. Ngay cả những người không bị bệnh cũng nên bổ sung vì chúng rất tốt cho việc phòng bệnh bướu cổ.

Cải xoong

Bướu cổ ăn gì? Ăn cải xoong vì nó là loại thực phẩm giàu các chất như i ốt, lưu huỳnh, germani, vitamin B17 và các chất chống oxy hóa. Thêm loại rau xanh này vào chế độ ăn uống hàng ngày giúp ngăn ngừa bệnh bướu cổ hiệu quả.

Ngoài ra để trị bướu cổ, bệnh nhân có thể ép lấy 2 muỗng cà phê nước cải xoong rồi thoa lên cổ, để khoảng 15 phút, sau đó vệ sinh lại bằng nước sạch hoặc lấy nước ép cải xoong pha với 1/2 ly nước tinh khiết uống 3 lần mỗi ngày trong vòng 5 – 6 tuần.

Tỏi rất tốt cho bệnh nhân bướu cổ

Ăn tỏi giúp ngăn ngừa bướu cổ hiệu quả

Tỏi là thần dược trong việc làm giảm triệu chứng sưng tấy, đồng thời thúc đẩy quá trình sản sinh ra glutathione – loại phân tử, từ đó duy trì tuyến giáp khỏe mạnh. Thêm vào đó, tỏi cũng chứa các chất chống oxy hóa và các hoạt chất hỗ trợ chức năng tế bào. Do đó sử dụng tỏi trong nấu ăn các món hàng ngày hoặc nhai 3 – 4 tép tỏi sống mỗi buổi sáng sẽ giúp ngăn ngừa bệnh bướu cổ.

Bổ sung thực phẩm giàu i-ốt

Bổ sung các thực phẩm giàu i-ốt trong khẩu phần ăn mỗi ngày của bệnh nhân bướu cổ là cần thiết nhưng quan trọng hơn là bạn phải đảm bảo tiêu thụ chúng đúng hàm lượng. Các thực phẩm chứa nhiều iốt gồm tôm, cá ngừ, cải kale, bắp cải, sữa, cá tuyết, khoai tây nướng nguyên vỏ, nam việt quất, tảo bẹ, sữa chua, thịt gà tây, trứng gà.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, hàm lượng iốt cần thiết là 150 micro-gram/ngày đối với người trưởng thành, 90 micro-gram đối với trẻ từ 7 đến 12 tuổi, 50 micro-gram đối với trẻ dưới 6 tuổi và 200 micro-gram đối với phụ nữ mang bầu.

Thực phẩm giàu selenium tốt cho người bị bướu cổ

Tương tự như i-ốt, selenium đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe tuyến giáp. Cụ thể, trong quá trình trao đổi chất, selenium sẽ chuyển đổi thành các loại selenoprotein khác nhau, giúp sản sinh ra hormone tuyến giáp và bảo vệ tuyến giáp khỏi chứng cường giáp.

Các thực phẩm giàu selenium mà bạn có thể lựa chọn bao gồm: trai, sò, vẹm, cua; gan, nấm, hạt hướng dương, thịt gia cầm, gạo lứt, yến mạch, cá (đặc biệt là cá hồi), hành tây, thịt, trứng.

Trà xanh

Không những chứa các thành phần bổ trợ chức năng của tuyến giáp mà trong trà xanh còn chứa các chất chống oxy hóa và fluoride, giúp bảo vệ tuyến giáp trước các độc tố một cách hiệu quả.

Trà tía tô đất

Tía tô đất giúp hỗ trợ hệ miễn dịch và điều tiết lượng hormone trong cơ thể chúng ta. Loại cây này cũng giàu selenium, rất tốt cho sức khỏe tuyến giáp. Để hỗ trợ điều trị bướu cổ, bạn hãy lấy 2 muỗng lá tía tô đất tươi hoặc khô rồi cho vào ly nước nóng, hãm chừng 10 phút, thêm mật ong và thưởng thức. Uống đều đặn 3 lần một ngày để có hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, người bị tăng nhãn áp không nên uống loại trà này.

Dầu dừa

Bạn có biết rằng, có đến 50% giá trị dinh dưỡng của dầu dừa là axit lauric. Dầu dừa còn chứa các thành phần kháng vi rút, vi khuẩn và giúp chữa trị các vấn đề liên quan đến tuyến giáp. Không những vậy, dầu dừa còn chứa các axit béo mà cơ thể chuyển đổi thành năng lượng, giúp giảm triệu chứng viêm và làm lành các mô bị tổn thương.

Dầu dừa rất tốt cho bệnh nhân bướu cổ

Trên đây là giải đáp “ bướu cổ có uống được mầm đậu nành không” cùng những thực phẩm mà bạn nên bổ sung khi bị bướu cổ. Thực chất bướu cổ là do thiếu iốt gây nên, vì thế người bệnh có thể phòng ngừa và ngăn chặn bằng cách cải thiện chế độ ăn uống hàng ngày với những thực phẩm phù hợp trên đây.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *