Nguyên nhân gây viêm phổi cấp và cách điều trị hiệu quả

Viêm phổi cấp là tình trạng bệnh lý gây nguy hiểm cho phổi, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Để kiểm soát kịp thời, chúng ta cần phải nắm rõ nguyên nhân gây viêm phổi cấp và các dấu hiệu điển hình của bệnh, từ đó lựa chọn được cách điều trị hiệu quả nhất.

Viêm phổi cấp tính là bệnh lý đường hô hấp có diễn biến phức tạp và gây ảnh hưởng nghiêm trọng trên phế nang phổi. Bệnh có nguy cơ mạn tính nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Hãy cùng tìm hiểu các dấu hiệu và nguyên nhân gây viêm phổi cấp thông qua bài viết sau nhé.

Viêm phổi cấp là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Bệnh viêm phổi cấp xảy ra nguyên nhân là do các tế bào của bạch cầu, của miễn dịch và các mầm bệnh tích tụ lâu dài ở phế nang làm cho phế nang bị tích dịch, viêm nhiễm. Bệnh diễn biến phức tạp và phát triển cực nhanh nên còn gọi là viêm phổi cấp tính. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể rơi vào tình trạng nguy kịch do hệ hô hấp bị ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng.

Trong cuốn “Chẩn đoán và điều trị bệnh phổi” (Nhà xuất bản Y học 2010), PGS.TS Đồng Khắc Hưng có chẩn đoán rằng, viêm nhiễm phổi cấp tính là căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Tại Viện Nhi Trung ương, tình trạng bệnh cũng đang ở mức báo động khi tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong do viêm phổi cấp, viêm phổi thùy trong 24h nhập viện ngày một tăng. Với những người trưởng thành cũng không nên coi nhẹ, đặc biệt là những người có sức đề kháng kém và không được điều trị đúng cách thì nguy cơ tử vong cũng rất cao.

Nguyên nhân gây viêm phổi cấp?

Bệnh xảy ra do sự xâm nhập của các tác nhân gây hại của môi trường, thường gặp nhất là vi khuẩn, virus. Chúng làm suy yếu hàng rào bảo vệ của chủ thể, tấn công và gây viêm nhiễm phế nang phổi. Về nguyên nhân gây viêm phổi cấp tính, có thể kể đến 4 thủ phạm sau: 

Viêm phổi cộng đồng: Do sự xâm nhập của các loại nấm, vi khuẩn, virus từ môi trường bên ngoài thông qua các hoạt động thường nhật.

Viêm phổi bệnh viện: Khi bệnh nhân đang trong quá trình điều trị một bệnh khác ở bệnh viện. Do hệ miễn dịch kém, tác động thêm bởi môi trường bệnh viện có nhiều vi khuẩn dễ dẫn đến tình trạng vi khuẩn, virus này xâm nhập và tấn công. Trường hợp này xảy ra khá phổ biến ở trẻ nhỏ, người già hoặc người bệnh có chứng phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) hoặc HIV/AIDS.

Nguyên nhân gây viêm phổi cấp do vi khuẩn, virus tấn công

Trào ngược dạ dày, thực quản: Khi trào ngược, một lượng dịch dạ dày nhỏ có thể xâm nhập vào khí quản và gây ra viêm phổi.

Các nguyên nhân khác: Ngoài các nguyên nhân gây viêm phổi cấp kể trên thì người bị cúm gia cầm, H5N1, hội chứng hô hấp SARS, bệnh dịch hạch cũng có khả năng cao mắc bệnh viêm phổi cấp. Với các tác nhân độc hại từ môi trường như khói thuốc lá, bụi bẩn, hóa chất, nấm mốc… chế độ ăn uống, sinh hoạt không đúng cách cũng tạo điều kiện để bệnh hình thành và phát triển.

Các dấu hiệu viêm phổi cấp hiệu quả nhất

Sở dĩ đây là căn bệnh hô hấp nguy hiểm là do các biểu hiện bệnh lý ban đầu thường khá phức tạp và tùy thuộc vào nguyên nhân nhiễm bệnh. Ngoài những nguyên nhân gây viêm phổi cấp cần lưu ý trên, dưới đây là một số dấu hiệu của bệnh viêm phổi cấp tính mà chúng ta cần cảnh giác:

Giai đoạn đầu: Bệnh nhân thường không nhận biết được triệu chứng của bệnh. Người bệnh chỉ thấy các dấu hiệu giống như cảm lạnh, cúm thông thường, bao gồm chảy nước mũi, ho, hắt xì hơi, sốt nhẹ, người khó chịu, mệt mỏi.

Giai đoạn giữa: Khi không được khám chữa sớm, người bệnh viêm phổi cấp sẽ phải đối mặt với nhiều biểu hiện như ho ra đờm kèm theo máu, sốt cao, đau tức ngực, hơi thở nông và thở nhanh. Ngoài ra, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, kèm theo buồn nôn, tiêu chảy, thậm chí kèm theo mê sảng, mất nhận thức.

Giai đoạn nặng: Khi bệnh biến chứng, các vi khuẩn, virus xâm nhập và lan rộng khắp thùy phổi, bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng khó thở nghiêm trọng, tím môi, mạch nhanh, khạc đờm có mủ, sốt dai dẳng, viêm màng ngoài tim, thậm chí tràn mủ màng phổi.

Cách điều trị bệnh viêm phổi cấp hiệu quả 

Do viêm phổi cấp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nên việc điều trị và phòng ngừa bệnh từ sớm là điều vô cùng cần thiết đối với sức khỏe người bệnh. Khi có các dấu hiệu đáng ngờ nào về sức khỏe, bạn cần đến ngay các trung tâm y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu không bệnh sẽ tiến triển rất nhanh và có nguy cơ dẫn đến mãn tính. Việc điều trị viêm phổi cấp tính bao gồm:

Điều trị triệu chứng: Để giảm các triệu chứng nặng của bệnh, người bệnh sử dụng thuốc hạ sốt, thuốc giảm phế quản, thuốc ho và long đờm. Điều này sẽ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và đảm bảo sự thông khí cho người bệnh.

Điều trị từ nguyên nhân gây viêm phổi cấp: Cách tốt nhất là sử dụng thuốc kháng sinh để giải quyết triệt để nguyên nhân gây nên tình trạng viêm, nhiễm trùng ở phổi. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, thể trạng của bệnh nhân và việc điều trị mà việc dùng thuốc cũng khác nhau. Vì vậy, người bệnh khi dùng thuốc tuyệt đối phải phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ, tránh dùng sai, quá liều, gây hậu quả khó lường.

Dùng thuốc kháng sinh để điều trị viêm phổi cấp

Điều trị hỗ trợ tại nhà: Bệnh nhân cần được chăm sóc, nghỉ ngơi trong giai đoạn bệnh tiến triển để tăng sức kháng và đẩy lùi bệnh tốt hơn. Trong thực đơn hằng ngày, người bệnh cần bổ sung những thực phẩm dễ tiêu, đảm bảo đủ đạm, nhiều vitamin A, vitamin C, vitamin B, bù nước và điện giải.

Qua những thông tin trên, hy vọng bạn đã có thêm hiểu biết về tình trạng viêm phổi cấp, các nguyên nhân gây viêm phổi cấp và nhanh chóng đẩy lùi được bệnh.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *