Bạn đã biết phẫu thuật lông quặm kiêng ăn gì chưa?

Phẫu thuật lông quặm kiêng ăn gì để quá trình hồi phục thuận lợi và tránh tái phát là thắc mắc của hầu hết các bệnh nhân.

Cùng tìm hiểu thế nào là bệnh lông quặm và sau phẫu thuật lông quặm cần kiêng ăn những gì trong bài viết dưới đây bạn nhé.

Tổng quan về bệnh lông quặm

Lông quặm là gì?

Lông quặm là hiện tượng lông mi mọc hướng vào bên trong mắt, cọ xát với giác mạc, kết mạc và phần bên trong mắt gây kích thích mắt từ đó khiến người bệnh khó chịu, đau đớn.

Nguyên nhân gây bệnh lông quặm

Bất cứ đối tượng nào cũng có khả năng bị quặm lông, tuy nhiên tỷ lệ mặc bệnh ở người lớn thường cao hơn ở trẻ em. Bạn có thể bị lông quặm khi nhiễm trùng mắt, viêm (sưng) mí mắt, bệnh tự miễn và chấn thương.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh quặm lông:

  • Nếp da dọc mí dưới: đây là một rối loạn bẩm sinh, xảy ra khi chùng da xung quanh mắt tạo thành nếp làm cho lông mi trở nên thẳng đứng. Quặm lông thường được thấy ở trẻ em châu Á.
  • Bệnh Herpes zoster mắt cũng có khả năng cao phát triển thành quặm lông.
  • Chấn thương mắt như bỏng gây bệnh quặm lông.
  • Viêm bờ mi mạn tính: tình trạng mí mắt bị sưng viêm với các hạt nhờn như dầu và vi khuẩn phủ bờ mí mắt gần chân của lông mi.
  • Bệnh mắt hột: hiện tượng nhiễm trùng mắt nghiêm trọng mà phổ biến này cũng là nguyên nhân phát triển bệnh quặm lông.
  • Ngoài ra, một số rối loạn về da và niêm mạc, bao gồm hội chứng Stevens-Johnson và bọng nước Pemphigoid có thể gây bệnh quặm lông.

Triệu chứng của bệnh lông quặm 

Quặm lông khiến mắt người bệnh ngứa ngáy khó chịu, chảy nước mắt, mắt đóng vảy cứng ở mi và tiết dịch nhầy, bị đau khi nhìn thấy ánh sáng chói, có cảm giác cộm mắt, đỏ mắt và mắt nhìn mờ. Nếu không điều trị kip thời, các lông mi mọc ngược đâm vào kết mạc, giác mạc sẽ gây viêm loét, sẹo giác mạc, thậm chí dẫn đến biến chứng lông quặm nặng hơn đó là mù lòa.

Phân loại lông quặm

Tùy theo mức độ lông quặm và ảnh hưởng của nó đến mắt của bệnh nhân mà chúng ta có thể chia thành 4 độ khác nhau:

  • Lông quặm độ I: Xảy ra khi mi mắt chỉ có vài sợi lông mi quặp vào trong.
  • Lông quặm độ II: Khi có nhiều cụm lông quặm chọc vào bên trong giác mạc, kết mạc.
  • Lông quặm độ III: Trong trường hợp này, sụn mi cong dầy lên, cả hàng mi quặp vào trong giác mạc.
  • Lông quặm độ IV: Bệnh lông quặm trong trường hợp này đã có biến chứng làm cho khe mi hẹp lại hoặc đã phẫu thuật loại bỏ lông quặm nhiều lần.

Phương pháp điều trị lông quặm

Điều trị quặm lông chủ yếu dựa vào tình trạng và mức độ bệnh, trong đó:

  • Trường hợp bệnh nhẹ, bạn có thể dùng nhíp (đã tiệt trùng) để nhổ bỏ lông quặm.
  • Trường hợp nếu bạn có vài lông quặm và chưa biến chứng, bạn cũng có thể điều trị bệnh bằng cách đốt điện, áp lạnh, điều trị bằng laser. Nhưng phương pháp này mang lại hiệu quả không cao, hay tái phát nên phải làm nhiều lần.
  • Phẫu thuật là phương pháp điều trị lông mi quặm hiệu quả nhất. Phương pháp này được thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên về nhãn khoa. Quá trình thực hiện tương đối đơn giản, thời gian phẫu thuật ngắn, không để lai sẹo và đặc biệt chi phí mổ lông quặm cũng không quá tốn kém. Tuy nhiên sau phẫu thuật, bệnh nhân nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng, lưu ý lông quặm kiêng ăn gì để bệnh mau chóng khỏi.
Có thể loại bỏ lông quặm bằng nhíp đã tiệt trùng nếu bệnh nhẹ.

Lông quặm kiêng ăn gì?

1. Các loại thịt đỏ

Giải đáp cho phẫu thuật lông quặm kiêng ăn gì chính là các loại thịt đỏ. Các loại thịt đỏ giàu protein như: thịt bò, thịt trâu,… khiến vết thương để lại sẹo, do đó nên hạn chế tiêu thụ chúng trong giai đoạn nhạy cảm này các bạn nhé.

2. Hải sản

Các loại hải sản như tôm, mực, cá… là câu trả lời cho phẫu thuật lông quặm kiêng ăn gì vì chúng rất dễ gây dị ứng, không tốt cho quá trình bình phục.

3. Thịt gà

Có thể bạn không biết rằng thịt gà rất dễ khiến vết mổ mưng mủ, ngứa, đau nhức. Chính vì vậy, các bác sĩ thường khuyên không nên ăn thịt gà sau khi phẫu thuật nói chung và phẫu thuật lông quặm nói riêng.

4. Rau muống

Rau muống và các loại thức ăn làm từ gạo nếp như xôi, bánh nếp… dễ khiến vết thương mưng mủ, lâu lành do vậy nên kiêng ăn chúng khi bạn vừa phẫu thuật xong nhé.

Mặc dù tỷ lệ tái phát bệnh sau phẫu thuật lông quặm rất thấp nhưng người bệnh cũng không nên chủ quan. Do vậy, để phòng ngừa bệnh lông quặm tái phát sau phẫu thuật, bệnh nhân cần lưu ý nên đeo kính bảo vệ mắt tránh khói bụi khi đi ra ngoài, vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý một cách thường xuyên, sử dụng nguồn nước sạch để vệ sinh cá nhân. Ngoài ra nếu bị đau mắt đỏ thì cần điều trị dứt điểm nhằm loại trừ nguyên nhân dẫn đến lông quặm.

Phẫu thuật lông quặm kiêng ăn gì? kiêng rau muống.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *