Bệnh nhân bị bướu cổ không nên ăn gì?

Bệnh nhân bị bướu cổ không nên ăn gì để mau lành là điều mà nhiều người quan tâm. Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!

Khi nhắc đến bướu cổ, chúng ta có thể liên tưởng ngay đến triệu chứng của bệnh bướu giáp thuần túy. Đa phần bướu cổ là lành tính, không gây hại đến cơ thể. Tuy nhiên, túi bướu to ở cổ lại gây mất thẩm mỹ, đôi khi có thể biến chứng chèn ép hệ tiêu hóa hoặc hệ hô hấp.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh bướu cổ rất đa dạng nhưng chủ yếu là do rối loạn tự miễn và chế độ ăn thiếu chất, nhất là vi chất i ốt. Do đó, bệnh nhân bướu cổ cần hết sức chú ý việc bị bướu cổ không nên ăn gì và nên ăn gì để mau hết bệnh.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh bướu cổ

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh bướu cổ đơn thuần chính là chế độ ăn thiếu i ốt. Vì thế, để tránh tình trạng này, cần bổ sung vi chất i ốt từ các loại hải sản như sò, ngao… và cần sử dụng muối i ốt thường xuyên.

I ốt là một trong những vi chất quan trọng nhất đối với cơ thể, là thành phần cấu tạo nên hormone tuyến giáp. Khi cơ thể thiếu i ốt, tuyến giáp tạo ra lượng hormone không đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Để tăng nồng độ i ốt bơm vào tuyến giáp, tuyến nội tiết này tăng kích thước lên hình thành bướu giáp. Vì thế, u tuyến giáp là biểu hiện cho thấy cơ thể thiếu i ốt do chế độ ăn thiếu chất, trong thời kỳ kinh nguyệt, giai đoạn dậy thì, giai đoạn mang thai…

Bị bướu cổ không nên ăn gì?

Nói đến bướu cổ, ai cũng nghĩ ngay đến chế độ ăn uống thiếu cân bằng. Vì thế, những bệnh nhân mắc bệnh này cần chú ý đến vấn đề bị bướu cổ không nên ăn gì để tránh tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

Bị bướu cổ không nên ăn gì?

Thiếu i ốt chính là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh bướu cổ, có thể ảnh hưởng đến trí tuệ và sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, không phải vì thế mà nạp quá nhiều i ốt vào cơ thể, nhất là đối với bệnh nhân ở thành phố có chế độ ăn đầy đủ i ốt. Nếu lạm dụng các loại thuốc chứa nhiều i ốt thì rất dễ dẫn đến ngộ độc. Dấu hiệu ngộ độc i ốt là nhịp mạch yếu, chóng mặt hoa mắt, nóng dạ dày, đau bụng và nóng rát trong họng.

I ốt trong cải xoong nồng độ rất cao khoảng 20-30mg/100g. Các loại rong, tảo biển đều nằm trong nhóm thực phẩm chứa nhiều i ốt. Nếu sử dụng những thực phẩm này nhiều cũng làm cơ thể quá tải i ốt và cũng dẫn đến tình trạng bướu cổ.

Ngoài ra, bổ sung quá nhiều i ốt trong thời gian dài cũng có thể góp phần làm gia tăng tình trạng bướu cổ (bướu độc). Điều này đã được chứng minh từ các làng chài ở Nhật Bản.

Nếu hỏi bị bướu cổ không nên ăn gì thì đó là các loại thực phẩn chứa hormone ứ chế tuyến giáp. Khoai mì, hạt kê, các loại cải, sữa đậu nành và chế phẩm đậu nành… đều chứa chất thiocynates (SCN), oxazolidinethiones hay isothiocyanates (ITC) làm cản trở hấp thụ i ốt và giảm hoạt động tuyến giáp.

Một số vùng nông thôn, người dân có thói quen uống và chế biến thực phẩm bằng nước ở các mạch nước ngầm chứa nhiều disulfure. Chất này ngăn chặn quá trình hữu cơ hóa tạo nên hormon tuyến giáp dẫn đến bệnh bướu giáp. Ngoài ra, thiếu vitamin A ngoài gây nên tình trạng suy dinh dưỡng trầm trọng còn gây nên hiện tượng rối loạn tổng hợp hormon tuyến giáp, góp phần gây ra bướu cổ.

Về bị bướu cổ không nên ăn gì, tất cả thực phẩm nêu trên khi lạm dụng nhiều lần và thường xuyên mới khiến bệnh bướu cổ trở nên nặng hơn. Ăn với lượng thông thường hay nấu chín khi ăn có thể làm mất tác nhân gây hại giúp giảm bớt nguy cơ bệnh bướu cổ nặng hơn.

Bệnh nhân bướu cổ nên ăn gì?

Ngoài bị bướu cổ không nên ăn gì, bệnh nhân bướu cổ nên ăn gì để mau khỏi bệnh cũng là điều mà nhiều người quan tâm. Chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân bướu cổ cần giàu nhiệt lượng, vitamin, carbohydrate và protein.

Chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng bệnh nhân bị bướu cổ nên tăng cường hấp thụ i ốt từ muối và các loại hải sản có hàm lượng i ốt cao như tôm, cua, ngao, sò, các loại tảo… nhằm ngăn chặn và đẩy lùi sự phát triển của túi giáp.

Bị bướu cổ nên ăn các loại hải sản giàu i ốt.

Ngoài chế độ ăn thiếu i ốt, suy dinh dưỡng cũng là nguyên nhân gây ra bướu cổ. Đặc biệt, thiếu vitamin A khiến chức năng tổng hợp hormone tăng trưởng của tuyến giáp bị rối loạn. Khi đó, bệnh nhân bướu cổ nên ăn các loại cá giàu chất béo như cá hồi, cá thu, cá ngừ… tốt cho quá trình điều trị.

Các loại hoa quả có màu vàng cam như cam quýt hay loại củ có màu đỏ như cà rốt cũng là những thực phẩm giàu vitamin A. Các loại rau quả sẫm màu như rau diếp hay cải xoong đều chứa nhiều vitamin và senevol.

Sữa chua, phô mai, pho mát và những chế phẩm khác từ sữa bò có hàm lượng cao các vi chất như i ốt, canxi, vitamin B, protein… Những chất này có ích cho người bị bệnh bướu cổ. Ngoài ra, sữa chua có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, cải thiện khẩu vị của bệnh nhân bướu cổ bị chán ăn do ảnh hưởng của bệnh.

Nguồn cung cấp i ốt dồi dào khác chính là các loại đậu như đậu tây, đậu hà lan, đậu xanh… Khoai lang cũng là loại rau củ chứa nhiều i ốt. Các món ăn chế biến từ khoai tây chính là nguồn cung i ốt dồi dào cho mỗi bữa ăn gia đình.

Qua bài viết, hi vọng thắc mắc của bạn về bị bướu cổ không nên ăn gì, nên ăn gì đã được giải đáp. Thông qua bài viết, chúng ta có thể thấy các chất ăn qua ít hay quá nhiều đều không có lợi cho sức khỏe. Để biết chắc chắn mình đang trong tình trạng thiếu chất hay thừa chất, và cần bổ sung dinh dưỡng như thế nào cho hợp lý, bạn hãy tham vấn lời khuyên từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có phương pháp điều chỉnh hợp lý. Ngoài chế độ ăn uống, bệnh nhân bướu cổ cũng nên chú ý theo sát lịch trình điều trị để mau lành bệnh.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *