Biểu hiện, nguyên nhân và phương pháp điều trị bệnh dị ứng mao mạch

Bệnh dị ứng mao mạch gây tổn thương lan tỏa hệ thống vi mạch ở nhiều cơ quan trong cơ thể với đối tượng chủ yếu là trẻ em trong khoảng từ 3-10 tuổi.

Bệnh dị ứng mao mạch là một loại dị ứng không rõ căn nguyên. Bệnh gây thương tổn ở hệ thống vi mạch ở nhiều bộ phận trong cơ thể như da, thận, khớp và ruột. Phần lớn đối tượng mắc bệnh dị ứng mao mạch là trẻ em và những người trẻ tuổi. Theo thống kê, có tới 50% trường hợp mắc bệnh là trẻ dưới 5 tuổi. 75% số bệnh nhân là các bé từ 3 cho tới 10 tuổi.

Bệnh dị ứng mao mạch là gì?

Bệnh dị ứng mao mạch là một dạng bệnh dị ứng ban đỏ thứ phát cấp tính. Các nghiên cứu được tiến hành trước đây cho thấy trong cơ thể bệnh nhân có hiện tượng kháng nguyên và kháng thể phản ứng lại với nhau trên lớp nội mạc mạch (thuộc mao mạch). Hiện tượng này xảy ra sẽ làm giải phóng các chất hóa học trung gian. Đồng thời còn có sự xuất hiện của quá trình lắng đọng phức hợp miễn dịch ngay trên lớp niêm mạc của mao mạch. Cả chất hóa học trung gian và lắng đọng phức hợp gây ra tình trạng xuất huyết (thoát quản).

Biểu hiện của bệnh dị ứng mao mạch

Người bị dị ứng mao mạch xuất hiện rất nhiều ban đỏ ở chân, tay,…

Biểu hiện dễ nhận thấy nhất ở người bị dị ứng mao mạch là dưới da có các chấm đỏ nhất là ở phần gấp của tay, chân, mông, đùi,…nhưng không gây ngứa.

Bên cạnh đó, người bệnh lại cảm thấy đau các khớp, đau bụng, buồn nôn. Thậm chí có trường hợp nặng còn bị xuất huyết tiêu hóa, đi tiêu ra máu hay viêm cầu thận.

Một vài trường hợp nặng hiếm gặp có thể xảy ra hiện tượng hôn mê, co giật, viêm cơ tim,…

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh dị ứng mao mạch không liên quan tới các tác động vật lý (sang chấn, va đập) mà nó xảy ra do cơ địa, bệnh viêm da dị ứng, thực phẩm lạ hay sự thay đổi của thời tiết.

Khi kháng nguyên (một chất lạ) thâm nhập vào cơ thể ví dụ như vi khuẩn, virus liên cầu nhóm A, virus Varicella, Epstein-Barr, Parvovirus B19, Campylobacter, Cytomegalovirus,… tác động với kháng thể (dịch thể miễn dịch) trên nội mạc mạch gây ra bệnh dị ứng mao mạch.

Theo thống kê cho thấy có tới 75% trường hợp mắc bệnh là bệnh nhân dưới 16 tuổi và tập trung chủ yếu ở những bé từ 10 tuổi trở xuống. Tỷ lệ số bé bị dị ứng nổi mẩn đỏ là nam cao gấp 2 lần nữ. Các triệu chứng của bệnh có xu hướng nặng hơn vào mùa xuân.

Phương pháp điều trị bệnh dị ứng mao mạch

Nguyên tắc khi điều trị bệnh dị ứng mao mạch là dựa vào sự chống lại các yếu tố gây dị ứng kết hợp với bảo vệ thành mạch máu. Nếu chẳng may bị xuất huyết thì bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung thêm hồng cầu. Nếu có hiện tượng nhiễm khuẩn thì dùng thêm kháng sinh.

Cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ khám chứ không tự ý chữa ở nhà

Về ăn uống, người bệnh cần phải bổ sung vitamin C mỗi ngày. Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh là các loại hoa quả có khả năng giải độc cao (các loại quả có múi).

Với trẻ em bị bệnh này nhất định phải đưa tới bác sĩ nhi khoa để điều trị. Không được tự ý chữa ở nhà theo các phương pháp truyền miệng như đắp loại thuốc lá hay chích máu,…

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *