Cách chữa nói lắp cho trẻ cực hiệu quả mẹ nào cũng nên biết

Nếu mẹ áp dụng một cách nghiêm túc và bài bản những cách chữa nói lắp cho trẻ cực đơn giản, hiệu quả sau đây thì ngày bé nói năng lưu loát sẽ không còn xa nữa.

Nói lắp không những cản trở giao tiếp hàng ngày mà còn làm ảnh hưởng đến tương lai sau này của trẻ. Vậy nói lắp là gì và cách chữa nói lắp cho trẻ như thế nào?

Thế nào là nói lắp ở trẻ?

Nói lắp ở trẻ em là một hình thức rối loạn ngôn ngữ thường phổ biến ở những bé trước 6 tuổi, đặc biệt gặp nhiều hơn ở các bé từ 2 – 4 tuổi. Nói lắp ở bé trai thường nhiều hơn bé gái. Dấu hiệu của nói lắp là khi nói bé nói chậm, kéo dài, lặp lại các từ, nói không theo nhịp điệu thông thường, không thạo và hay bị gián đoạn. Khi giao tiếp với mọi người, bé thường rất lo lắng, bối rối nhưng càng lo lắng thì bé lại càng không thể nói rành rọt.

Nguyên nhân nói lắp ở trẻ

Do di truyền

Theo các chuyên gia y tế, tật nói lắp có tính di truyền. Cụ thể là trẻ em có nguy cơ mắc tật nói lắp lên tới khoảng 36-60% nếu gia đình trẻ có tiền sử mắc tật nói lắp.

Do tâm lý

Yếu tố tâm lý cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ nói lắp. Đặc biệt, trẻ em được nuôi dưỡng trong một gia đình bố mẹ bất hòa, ly dị, hay bị trừng phạt hoặc phân biệt đối xử thì trẻ thường rất sợ hãi, dễ lo lắng, trầm cảm, có cảm xúc tiêu cực và cuối cùng dẫn đến nói lắp.

Chậm phát triển

Thông thường trẻ em từ 1 – 2 tuổi bắt đầu tập nói và biết nói. Cho đến khi trẻ lên 3, các em đã có thể nói được một câu dài. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, mức độ trưởng thành trí não của trẻ chưa đủ để diễn tả một câu phức tạp sẽ dẫn đến việc nói lắp. Tật nói lắp ở trẻ trong trường hợp này sẽ biến mất khi bé lớn, đủ nhận thức về ngôn ngữ. Tuy nhiên, nếu từ 5 – 8 tuổi mà bé vẫn nói lắp thì bé sẽ có thể bị nói lắp vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời.

Do môi trường

Tật nói lắp ở trẻ nhỏ cũng có thể là do môi trường bởi trẻ em có khả năng bắt chước rất mạnh. Nếu hàng ngày sống chung với những người nói lắp, rất có thể các bé sẽ học theo và bị nói lắp.

Hậu quả của tật nói lắp ở trẻ em

Nói lắp ảnh hưởng đến năng lực học tập của trẻ

Nói lắp để lại nhiều tác hại khó lường cho trẻ, khiến bé hạn chế giao tiếp với mọi người xung quanh. Khi bé đi học, việc phát âm khó khăn làm cho bé không diễn đạt được ý kiến, ảnh hưởng rất nhiều tới năng lực học tập của bé.

Ngoài ra, trong não bộ những người nói lắp, vỏ não có những đoạn tách rời, cản trở việc tiếp nhận và phân tích ngôn ngữ, khiến trẻ học kém hơn bạn bè cùng trang lứa.

Cách chữa nói lắp cho trẻ

Cách chữa nói lắp cho trẻ bằng việc tạo sự tự tin cho bé

Để chữa tật nói lắp cho trẻ, điều đầu tiên mẹ cần làm là giúp bé cảm thấy vui vẻ, tự tin khi nói. Khắc phục được sự nhút nhát, lâu dần bé sẽ có thể nói rành rọt chứ không lắp bắp như trước.

Loại bỏ căng thẳng tinh thần cũng là cách chữa nói lắp ở trẻ

Khi căng thẳng thần kinh, bé rất dễ bị nói lắp. Do đó, loại bỏ căng thẳng tinh thần là một cách chữa nói lắp cho trẻ hiệu quả, mẹ hãy tạo cho con một môi trường sống hạnh phúc, an ổn để giúp con thoải mái tinh thần. Cần kiên nhẫn sửa đổi khi thấy con nói lắp chứ không nên chỉ trích, trừng phạt thậm chí đánh đập khiến bé càng thêm căng thẳng.

Chú ý đến môi trường sống xung quanh con

Quan tâm đến môi trường sống quanh con cũng là một cách chữa nói lắp cho trẻ. Cụ thể, nếu trong gia đình, bạn bè xung quanh có người nói lắp thì bố mẹ nên tránh cho con tiếp xúc với những người này, tránh nguy cơ dẫn đến nói lắp ở trẻ.

Cách chữa nói lắp cho trẻ: hướng dẫn con một cách từ từ và đúng đắn

Bố mẹ nên nhớ rằng cách chữa nói lắp cho trẻ mang lại hiệu quả cao nhất là hướng dẫn con nói từ từ và đúng đắn. Đặc biệt, khi thấy con nói lắp, bố mẹ cần kiên nhẫn lắng nghe con nói, không được tự do ngắt lời hoặc sửa lời của con. Hãy để con thoải mái diễn tả suy nghĩ và cảm xúc của mình.

Sau đó, bố mẹ hãy nói chuyện từ từ, chậm rãi và bình tĩnh với con. Trong khi hướng dẫn con, bố mẹ hãy nói chậm, phát âm rõ ràng để trẻ học theo. Khi trẻ có thể nói chuyện chậm, rõ ràng, rành rọt, bố mẹ hãy dành nhiều lời khen ngợi để tạo động lực cho trẻ. Bố mẹ cũng nên khuyến khích trẻ hát, đọc thơ theo nhịp điệu để tạo tâm trạng vui tươi, thoải mái, tự tin cho trẻ.

Nhiều trẻ em không nói lắp khi chơi trò chơi và kể chuyện, bởi vì bé có thể nói rất rõ ràng về những nội dung mà bé quan tâm và ghi nhớ. Vì vậy, bố mẹ nên động viên bé kể lại thật nhiều câu chuyện hoặc chơi trò chơi với trẻ.

Hướng dẫn con nói một cách chậm rãi là cách chữa nói lắp cho trẻ

Trên đây là những cách chữa nói lắp cho trẻ mà mẹ có thể tham khảo áp dụng ngay khi con có những dấu hiệu đầu tiên. Khắc phục tật nói lắp ngay từ ban đầu sẽ giúp bé dễ dàng hòa nhập với cộng đồng và phát triển tốt hơn trong tương lai.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *