Cách phân biệt sởi và thủy đậu chính xác nhất

Phân biệt sởi và thủy đậu qua những dấu hiệu của bệnh là cách đơn giản và chính xác nhất để bạn sớm tìm ra cách điều trị và hạn chế các biến chứng của bệnh.

Bệnh sởi và thủy đậu là hai căn bệnh khá phổ biến và thường xuất hiện theo mùa. Tuy nhiên, đa số nhiều người bệnh thường không biết cách phân biệt và có những nhầm lẫn về hai căn bệnh này. Những nhầm lẫn này sẽ dễ khiến bệnh nhân bị sai lệch trong cách điều trị bệnh và gây nhiều nguy hiểm đến sức khỏe. Vì vậy, việc phân biệt chính xác bệnh thủy đậu và bệnh sởi là vô cùng cần thiết trong thời gian cao điểm của dịch bệnh.

Cách phân biệt sởi và thủy đậu một các chính xác nhất

Có thể phân biệt hai căn bệnh này bằng các dấu hiệu cụ thể.

Bạn có thể nhận biết sớm và phân biệt sởi với các bệnh lý khác bằng cách dựa vào sự khác nhau giữa sởi và thủy đậu ở các triệu chứng. Bệnh sởi thường bắt đầu bằng triệu chứng sốt cao, kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu như: ho, chảy mũi, nổi hạch (ở phần cổ, chẩm, sau tai), viêm kết mạc (thường là đau mắt đỏ, mắt lèm nhèm), sưng đau khớp.

Một dấu hiệu tiêu biểu để phân biệt sởi với bệnh sốt phát ban khác là ở bệnh sởi các ban đỏ thường xuất hiện sau khoảng 3 – 4 từ khi có những triệu chứng khởi phát, bắt đầu từ sau tai sau đó lan dần xuống phần bụng, tay và rộng ra toàn thân. Vì thế, khi thấy người nhà có dấu hiệu sốt cao, kèm theo phát ban (đỏ toàn thân), có các triệu chứng viêm đường hô hấp, viêm kết mạc thì cần nghĩ ngay đến bệnh sởi và phải đến cơ sở y tế để được chẩn đoán.

Còn bệnh thủy đậu xuất hiện sau 10 – 14 ngày kể từ khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Bệnh thường khởi phát đột ngột với triệu chứng nổi mụn nước ở mặt, hai chi, sau đó lan nhanh ra cơ thể chỉ trong 12 – 24 giờ. Mụn thủy đậu có đường kính từ 1 – 3mm, chứa dịch trong, trong trường hợp nặng, mụn nước sẽ to hơn hoặc có màu đục do chứa mủ. Khi mắc bệnh, trẻ em thường kèm theo sốt nhẹ, biếng ăn; còn ở người lớn thì có các triệu chứng sốt cao, nhức đầu, đau cơ, nôn ói. Bệnh sẽ kéo dài từ 7 – 10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt rạ sẽ khô dần, bong vảy, để lại thâm da nơi nổi mụn nước, nhưng không để lại sẹo nếu biết cách chữa trị và chăm sóc phù hợp.

Phải làm gì khi mắc bệnh sởi?

Đối với những trường hợp mắc sởi nhẹ, bệnh nhân không cần phải nhập viện mà có thể điều trị tại nhà. Người bệnh cần được cách ly hoàn toàn với người khác, tránh gió lạnh, nghỉ ngơi nhiều và ăn uống đủ chất. Khi sốt có thể dùng các loại thuốc hạ sốt, ăn thức ăn dạng mềm, hạn chế tiếp xúc trao đổi và thường xuyên đeo khẩu trang y tế.

Tiêm vắc-xin là cách phòng bệnh tốt nhất.

Trong trường hợp người bệnh có dấu hiệu sốt cao liên tục, khó thở, tiêu chảy mất nước, ho không ngừng… thì lúc đó cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện gần nhất để điều trị, nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm. Để phòng ngừa bệnh, biện pháp hiệu quả nhất là tiêm phòng sởi quai bị rubella. Trẻ em trên 6 tháng tuổi, phụ nữ có thai, người cao tuổi là những đối tượng cần phải tiêm phòng định kì trước mùa dịch để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *