Chẩn đoán và điều trị sốt zika trong giai đoạn mang thai

Sốt Zika là một loại bệnh truyền nhiễm do muỗi Aedes, chủ yếu là loài Aedes Aegypti sống trong các khu rừng rậm. Hiện bệnh chưa có vắc xin phòng bệnh cũng như chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên khi mẹ bầu rất dễ mắc bệnh Zika và gây ra những biến chứng nguy hiểm cho thai nhi. Bài viết chia sẻ cách chẩn đoán và điều trị sốt zika trong giai đoạn mang thai.

Phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ dễ mắc bệnh do virus Zika nhất, vì vậy khi bước vào giai đoạn mang thai các mẹ nên cẩn thận với căn bệnh này, đồng thời nhận biết sớm những dấu hiệu của bệnh để có cách chữa trị kịp thời.

Vì sao phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai dễ bị mắc bệnh sốt zika

Thông thường người bị nhiễm virus Zika chỉ xuất hiện những dấu hiệu nhẹ và có thể phục hồi sức khỏe trong vòng 7-12 ngày. Tuy nhiên nếu phụ nữ mang thai mắc sốt zika thì điều này cực kỳ nguy hiểm vì virus Zika sẽ có khả năng truyền virus sang thai nhi.

Hiện nay theo thống kê thì số người mắc sốt zika phần lớn là mẹ bầu, và sau đây là những nguyên nhân khiến mẹ bầu là đối tượng tấn công hàng đầu của muỗi nhé:

Những triệu chứng điển hình của bệnh sốt zika
  • Trong hơi thở sẽ có chứa chất carbon dioxide thu hút loài muỗi, đặc biệt là trong những tháng đầu tiên thì sức hấp dẫn rất lớn.
  • Mẹ bầu mang thai thường có nhiệt độ cơ thể cao hơn người bình thường, và muỗi rất thích điều này. Chúng chọn những nơi ấm áp và hạ cánh, sau đó thuận lợi đốt cơ thể mẹ và lây truyền virus zika.
  • Và đặc biệt, khi mẹ mang thai thì đa số chất dinh dưỡng sẽ được bổ sung vào máu để nuôi con, lượng máu của thai phụ thường tăng khoảng 30%, có mùi thơm hơn và ngon hơn.

Qua những nguyên nhân trên thì có thể thấy rằng máu thai phụ có sức hấp dẫn rất lớn với muỗi, vì thế tỷ lệ mẹ bầu mắc sốt zika rất cao, biểu hiện qua những triệu chứng sau:

  • Đầu tiên người bệnh sẽ thấy đau đầu và khó chịu trong cơ thể. Virus zika có thể ủ bệnh trong vòng vài ngày rồi sau đó mới bùng phát.
  • Sau đó, những cơn sốt nhẹ từ 37.8- 38.5 độ C kèm theo những cơn đau lưng và cảm giác mệt mỏi sẽ khiến mẹ bầu ăn không ngon, ngủ không yên. 
  • Tương tự như sốt xuất huyết, virus zika cũng gây phát ban và khiến cơ thể mẹ bị ngứa ngáy khó chịu. Tuy nhiên ở 1 số bà bầu thì triệu chứng này có thể không xảy ra.
  • Người bệnh có thể nhầm lẫn bệnh sốt zika với những bệnh cảm cúm thông thường với những triệu chứng như ớn lạnh, ho, đau họng, đau tai, chảy nước mắt mũi. Vì vậy khi phát hiện những dấu hiệu trên thì thai phụ nên đi khám bác sĩ để có những chữa trị kịp thời. 

Ngoài những biểu hiện điển hình trên thì một số người có thể bị viêm kết mạc và đau xương khớp, đau bụng và chóng mặt, tiêu chảy và biếng ăn. Và những triệu chứng này tuy diễn ra nhưng đều dưới dạng nhẹ có thể thường tự hết trong một tuần.

Vì vậy với những người bình thường thì sốt zika không mấy nguy hiểm, nhưng với mẹ bầu thì virus có thể di truyền sang con và gây ra những dị tật ở thai nhi.

Cách chăm sóc mẹ bầu bị sốt zika

Khi phát hiện những dấu hiệu của sốt zika thì gia đình cần đưa thai phụ đến ngay bác sĩ để được khám và chẩn đoán bệnh. Vì trong giai đoạn này mẹ nên hạn chế sử dụng thuốc nên cần uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ.

Trong giai đoạn này mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi và kén ăn, kèm theo những áp lực của việc mang thai nên gia đình cần chăm sóc cho mẹ cẩn thận, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là cấp nước thường xuyên cho cho cơ thể. 

Chế độ nghỉ ngơi nên được chú trọng, nên giữ tâm lý thư giãn, hạn chế vận động mạnh hoặc căng thẳng trong công việc, ăn uống ngủ nghỉ theo giờ giấc rõ ràng để tốt cho sức khỏe thai nhi và hỗ trợ cho việc chữa bệnh.

Để phòng ngừa bệnh cho những thành viên trong gia đình, chúng ta nên hạn chế tối đa việc bị muỗi đốt bằng cách:

  • Sử dụng các sản phẩm chống muỗi an toàn cho phụ nữ có thai, có thể sử dụng dạng xịt hoặc dạng thoa.
  • Ngủ với mùng bất kỳ vào thời điểm nào trong ngày, mặc quần áo dài tay và sáng màu trong thời gian bị bệnh.
Diệt muỗi là cách tốt nhất để phòng bệnh sốt zika và những bệnh nguy hiểm khác 

Bệnh zika ngoài lây qua đường muỗi đốt còn có thể là bệnh lây qua đường tình dục nên vợ chồng cần phải thực hành tình dục an toàn.

Diệt muỗi gây bệnh là việc làm rất cần thiết, có thể sử dụng thuốc xịt côn trùng nhưng tốt nhất nên diệt muỗi khi chúng còn là lăng quăng như làm sạch các vật dụng chứa nước như xô, chậu, lốp xe, bình hoa…

Nếu sau khoảng 2 tuần mà những triệu chứng của bệnh vẫn không thuyên giảm thì thai phụ cần được đưa đi tái khám. Tiến hành những xét nghiệm cho thai nhi để xem có bị di truyền virus từ mẹ để có những cách xử kịp thời. 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *