Chế độ ăn hạ đường huyết thực dưỡng cho người bệnh

Hạ đường huyết nếu không được bổ sung glucose kịp lúc sẽ có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh các biện pháp điều trị thông dụng thì chúng ta còn có phương pháp thực dưỡng để chữa bệnh. Vậy chế độ ăn chữa bệnh hạ đường huyết thực dưỡng là gì?

Nguyên nhân của bệnh hạ đường huyết theo thực dưỡng

Dựa theo quan điểm của thực dưỡng thì nguyên nhân căn bản của hạ đường huyết không phải là do đường hay đồ ngọt, đó là do ăn trứng, gà, phô mai, heo, bò, các loại sản phẩm làm từ sữa, cá, hải sản, nhất là tôm và cá ngừ, cá hồi… Các món đồ nướng từ bột như bánh mì, bánh quy, và các thực phẩm có nhiều muối, nhiều khoáng chất như các loại hạt có muối cũng ảnh hưởng đến hạ đường huyết.

Vậy thì chế độ ăn hạ đường huyết thực dưỡng cho người bệnh là như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn để cân nhắc về liệu pháp này thông qua mục dưới dây.

Những đồ ăn mang dương tính mạnh như trên sẽ khiến tuỵ suy yếu và là gánh nặng, cản trở tiết glycogen ở tuỵ. Đặc biệt, bất kỳ loại thức ăn nào trong số các thức ăn kể trên nếu được chế biến ngập dầu thực vật hoặc bơ thì càng nguy hiểm hơn nữa. Nếu bệnh nhân bị hạ lượng đường trong máu thì cơ thể sẽ thèm khát các loại đồ ăn âm, có trong mật ong, đồ ngọt, đường… Cơ thể sẽ cảm nhận được ngay khi lượng đường glucose có trong đồ ăn làm tăng lượng đường có trong máu, và giúp tụy được giải tỏa. Cơ thể cũng thèm các loại thực phẩm cực âm dưới dạng rau củ nhiệt đới, nhất là các loại thuộc nhóm âm tính như là trái cây, nước ép, chất kích thích…

Theo thực dưỡng, chế phẩm từ thịt và sữa là nguồn cơn của bệnh hạ đường huyết.

Chế độ ăn hạ đường huyết thực dưỡng

Trong đời sống công nghiệp ngày nay, hạ đường huyết thường được điều trị bằng biện pháp kiêng ăn. Với một chế độ ăn giàu chất xơ, carbohydrate phức chia ra thành 6 bữa nhỏ mỗi ngày là chính. Trong bữa ăn cũng đồng thời hạn chế đường, rượu,  trái cây. Với bệnh hạ đường huyết thì cần giúp cơ thể tăng thể trạng dần bằng cách phối hợp các yếu tố dương và cực âm. Nếu tuân thủ theo các chỉ dẫn sau đây thì chứng đường huyết thấp kinh niên cũng sẽ thuyên giảm sau khoảng 4 – 5 tháng.

Nên:

  • Dùng ngũ cốc lứt làm thức ăn chính, nhất là gạo lứt và kê. Hãy lưu ý nấu chín để giúp tiêu hóa dễ hơn.
  • Ăn các loại thực phẩm làm từ đậu và có đậu, các loại rong biển.
  • Nên ăn nhiều thành phần đang dạng có trong các món như là súp miso, kê, các loại rau củ ngọt nấu với rong biển wakame…
  • Thường dùng bí đỏ, cà rốt nấu với củ cải thành các món “củ hầm theo kiểu nishime” hay “rau nấu theo kiểu nishime”.
  • Dùng một lượng dầu ít, nhất là nên dùng dầu mè để nấu ăn.
  • Dùng các loại thực phẩm sau như gia vị: mơ muối, bột lá tía tô, rong biển nori xanh…
  • Mỗi tuần có thể ăn cá thịt trắng ít chất béo 1 – 2 lần.
  • Các loại chất ngọt như là: siro gạo, cơm rượu, trà ngọt amacha, rượu mirin… có thể dùng được nhưng với lượng vừa phải. Còn các loại rau củ ngọt như là bí đỏ, hành tây, cà rốt… lại cung cấp vị ngọt một cách tự nhiên.
  • Dùng miso và nước tương lên men tự nhiên (trên 2 năm) để nêm nếm, cùng với muối nigari (muối đã bỏ tạp chất magie), rượu mirin, dấm gạo lứt, dấm mơ muối, gừng.
  • Khi ăn thức ăn cần nhai kỹ (từ 50 – 100 lần).

Tránh:

  • Các loại thức ăn làm từ bột như là bánh quy, bánh muffins… và các loại mì.
  • Các loại rau âm tính như là cà chua, cà tím, khoai tây…
  • Ăn trái cây hoặc uống nước trái cây ở mức tối đa.
  • Dùng quá nhiều muối, bao gồm cả miso, tương và muối biển.
  • Tránh dùng đường và các loại đồ uống có đường, nước ngọt, coffee…
  • Các loại gia vị kích thích như là mù tạt, tiêu… thì nên hạn chế tối đa.

Trên đây là nội dung cần lưu ý trong phương pháp ăn cho bệnh hạ đường huyết thực dưỡng. Bên cạnh chế độ ăn uống thì chúng ta cũng cần lưu ý cả chế độ sinh hoạt khi mắc bệnh hạ đường huyết, để việc điều trị bệnh được hiệu quả và chóng khỏi hơn.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *