Cách xử trí khi hạ đường huyết quá mức

Hạ đường huyết quá mức được biểu hiện bởi lượng đường trong máu rất thấp dễ gây ra các biến chứng nặng như ngất xỉu, hôn mê, thậm chí là tử vong.

Hạ đường huyết quá mức được biểu hiện bởi lượng đường trong máu rất thấp dễ gây ra các biến chứng nặng như ngất xỉu, hôn mê, thậm chí là tử vong. Do vậy, nắm được cách xử trí khi đường huyết bị hạ quá thấp sẽ giúp bạn vượt qua cơn nguy hiểm.

Bất kỳ ai cũng có thể bị hạ đường huyết, tuy nhiên thường xảy ra ở người bệnh tiểu đường. Các dấu hiệu hạ đường huyết rất khó nhận ra nên nhiều người thường bỏ qua và dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm sau đó.

Triệu chứng của hạ đường huyết quá mức

Đường huyết làm nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho cơ thể, một khi đường huyết bị hạ, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi do thiếu năng lượng. Các cơ quan trong cơ thể sẽ bị đình trệ. Đồng thời, bạn sẽ cảm thấy đói, tim đập nhanh, tay run, đau bụng, vã mồ hôi nhiều. Ở mức độ trung bình, bạn có thể bị lú lẫn, thần kinh bị kích động, có biểu hiện về thần kinh. Đây chỉ là những triệu chứng nhẹ và trung bình, nếu đường huyết bị hạ quá thấp sẽ rất nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời.

Hạ đường huyết quá mức sẽ gây ra những tác động trên não. Biểu hiện là nhầm lẫn cấp tính có hành vi bất thường. Ngoài ra đường huyết hạ đột ngột rất thấp khiến bạn có cảm giác bị rối loạn thị giác, mắt kém, nhìn mờ. Nguy hiểm hơn là động kinh, mất ý thức. Tuy nhiên 2 trường hợp này không phổ biến.

Cách xử trí khi hạ đường huyết quá mức

Đến viện ngay lập tức trong trường hợp không thể kiểm soát được.

Nếu nhận thấy các biểu hiện hoặc triệu chứng của hạ đường huyết quá mức, bạn cần:

  • Nhanh chóng đo đường huyết để biết chính xác mức đường trong cơ thể hiện tại;
  • Với người bệnh tiểu đường, ngay khi nhận thấy dấu hiệu nên uống một cốc nước đường hoặc ăn nhẹ như cháo loãng, súp;
  • Nằm nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh. Khi cảm thấy cơ thể khỏe hơn, bạn hãy ăn một bữa ăn có đầy đủ dinh dưỡng như bữa ăn chính;
  • Với người bệnh tiểu đường, việc hạ đường huyết quá mức có thể do việc dùng thuốc quá liều, chế độ ăn không hợp lý. Do vậy, bạn cần tuân thủ tuyệt đối những hướng dẫn của bác sĩ;
  • Trong trường hợp không thể kiểm soát, bạn nên nhanh chóng nhờ người nhà đưa đi viện để kịp thời chữa trị.

Những nguyên nhân khiến đường huyết hạ quá mức

Có rất nhiều nguyên nhân hạ đường huyết. Việc nhận biết chính xác nguyên nhân giúp bạn có cách chữa trị phù hợp và hiệu quả nhất.

  • Dùng insulin quá liều ở người bệnh tiểu đường;
  • Do tác dụng phụ hoặc dùng quá nhiều các thuốc điều trị tiểu đường;
  • Ăn rất ít, khoảng cách các bữa rất xa nhau;
  • Làm việc, vận động quá sức;
  • Rượu cũng là nguyên nhân làm hạ đường huyết;
  • Một chế độ ăn kiêng quá khắt khe, mắc các bệnh về gan, thận, người cao tuổi,… là những yếu tố nguy cơ bị hạ đường huyết;
  • Ở người bình thường nếu dùng quá liều thuốc, tình trạng suy dinh dưỡng cũng là những nguyên nhân có thể làm bạn bị hạ đường huyết.

Trên đây là một số cách xử trí hạ đường huyết quá mức cũng như cách chữa bệnh hạ đường huyết tại nhà bạn có thể áp dụng được. Trong trường hợp, đường huyết khó kiểm soát, bạn cần ngay lập tức đến viện để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *