Viêm amidan mãn tính là tình trạng nhiễm trùng amidan trong thời gian dài, cấp độ ngày càng nặng và tái diễn nhiều lần trong năm. Vậy đâu là triệu chứng viêm amidan mãn tính?
Nhiễm trùng lặp đi lặp lại có thể hình thành các nang trong amidan chứa đầy vi khuẩn. Các viên sỏi nhỏ có mùi hôi thường được tìm thấy trong các nang.
Trung bình khoảng 6 đợt viêm nhiễm amidan trong 1 năm hoặc diễn ra trong 2 năm liên tiếp. Thể bệnh này có thể xuất hiện cả ở người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên tỷ lệ viêm amidan mãn tính ở trẻ em thường cao hơn cả.
Những triệu chứng viêm amidan mãn tính là gì?
Các triệu chứng viêm amidan mãn tính phổ biến là:
- Đau họng.
- Amidan phì đại.
- Các hạch cổ sưng to và đau.
- Chứng hôi miệng.
Ngoài ra có một số triệu chứng khác có thể kèm theo mà không được đề cập trong bài viết này. Nếu có hai hay nhiều các biểu hiện trên bạn hãy đi gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể nhất.
Nguyên nhân bị viêm amidan mãn tính
Nguyên nhân của triệu chứng viêm amidan mãn tính là do nhiễm trùng. Thông thường, amidan ngăn chặn vi khuẩn và virus xâm nhập vào cổ họng và phổi, nhưng chúng có thể bị áp đảo. Nhiễm trùng có thể là do vi khuẩn hoặc virus gây ra, chẳng hạn như:
- Streptococcus (strep).
- Virus cúm.
- Parainfluenza.
- Adenovirus.
- Epstein-Barr.
- Herpes simplex.
- Enterovirus.
Ngoài ra có thể do một số nguyên nhân như:
- Do việc vệ sinh tai mũi họng không thực hiện thường xuyên, đúng cách.
- Do bệnh nhân có tiền sử mắc các chứng bệnh như: Viêm họng, viêm xoang, viêm họng hạt, viêm tai giữa, trào ngược dạ dày thực quản….
- Đặc điểm cấu tạo của amidan có nhiều khe hốc nên đây chính là những nơi cư trú lý tưởng cho các mầm bệnh phát triển, dần dần amidan sẽ bị tấn công gây viêm nhiễm.
- Do các yếu tố thời tiết và môi trường: hiện nay môi trường sống bị ô nhiễm, độc hại. Amidan lại là “cửa ngõ” của đường hô hấp nên hứng chịu không ít vi khuẩn lâu dần làm cho amidan bị tổn thương. Từ đó gây suy giảm sức đề kháng và hệ miễn dịch của hệ hô hấp.
Việc xác định được các nguyên nhân chính gây nên triệu chứng viêm amidan mãn tính sẽ là cơ sở giúp bệnh nhân có hướng điều trị phù hợp. Vì vậy mọi người cần hết sức lưu ý.
Nguy cơ mắc phải
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc các triệu chứng viêm amidan mãn tính?
Các yếu tố nguy cơ chính gây bệnh bao gồm suy giảm miễn dịch và lịch sử gia đình có viêm amidan hoặc dị ứng. Nhiễm vi khuẩn đề kháng với thuốc kháng sinh cùng với thay đổi chức năng miễn dịch có khả năng gây ra triệu chứng viêm amidan mãn tính. Nguy cơ phát triển viêm amidan mãn tính tăng lên nếu bạn tiếp xúc với bức xạ.
Mức độ nguy hiểm của viêm amidan mãn tính
Theo các chuyên gia tình trạng viêm amidan cấp tính thì đây là giai đoạn vô cùng nguy hiểm. Do ban đầu, vốn dĩ amidan đã bị viêm nhiễm nên mới có các biểu hiện bệnh vì vậy khi chuyển sang mãn tính thì chứng bệnh này càng trở nên đáng lo ngại hơn. Nhất là đối với trẻ sơ sinh bị viêm amidan.
Các biến chứng do viêm amidan mãn tính có thể gây ra đó chính là:
Triệu chứng viêm amidan mãn tính nặng khiến amidan người bệnh sưng phồng. Gây thu hẹp cổ họng, và từ đó cản trở việc ăn uống, giao tiếp, phát âm… Về lâu dài nó làm cho sức khỏe bệnh nhân suy yếu khi không còn cảm giác muốn ăn.
Viêm amidan mãn tính có nguy cơ gây nên các bệnh lý liên quan như: Viêm tai giữa, viêm cầu thận cấp, viêm phổi, viêm thanh quản, áp xe thành họng, viêm họng, áp xe amidan, ung thư amidan…
Điều trị triệu chứng viêm amidan mãn tính rất khó khăn. Chính vì vậy, ngay từ khi có những triệu chứng đầu tiên, các bạn hãy nhanh chóng đi khám và điều trị. Hạn chế tối đa nguy cơ bệnh có thể biến chứng.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên đến khám bác sĩ nếu nằm trong những trường hợp sau đây:
- Cổ họng sưng.
- Sốt hơn 30°C.
- Cứng cổ.
- Cơ yếu.
- Đau họng lâu hơn 2 ngày.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý viêm amidan mãn tính?
Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với viêm amidan mãn tính:
- Nghỉ ngơi cho phép cơ thể tập trung năng lượng để chiến đấu với nhiễm trùng hơn là sử dụng nó vào các hoạt động hàng ngày.
- Uống nhiều nước giúp họng không bị khô và khó chịu hơn. Khi cơ thể đang chống nhiễm trùng, bạn cần uống nhiều nước hơn bình thường. Bạn nên dùng thức uống ấm, không có cafeine để làm dịu.
- Súc miệng với nước muối có thể giảm cảm giác khó chịu.
- Sử dụng máy làm ẩm không khí hoặc ngồi trong phòng tắm ẩm ướt có thể giảm bớt sự kích thích do không khí khô.
- Tránh các chất kích thích như thuốc lá và các nơi có khói.
- Dùng các thuốc như ibuprofen hoặc acetaminophen giúp giảm đau và sốt.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.