Không chỉ gan yếu gây hôi miệng mà còn do 4 căn bệnh tiềm ẩn này

Không chỉ gan yêu gây hôi miệng mà tình trạng này còn do nhiều nguyên nhân bệnh lý khác, như: Tiểu đường, trào ngược dạ dày, nhiễm trùng hô hấp,… mà bạn cần nắm rõ thông tin.

Gan đóng vai trò quan trọng trong việc thanh lọc độc tố và trao đổi chất trong cơ thể. Nếu gan bị tổn thương, chức năng gan suy giảm thì độc tố không được đào thải ra ngoài, tích tụ gây hôi miệng. Khi bị gan yếu gây hôi miệng, người bệnh sẽ có kèm các triệu chứng như: Nổi mụn nhọt hoặc mề đay, ngứa da,.. Gan yếu gây hôi miệng thực chất là biểu hiện bên ngoài đầu tiên của chứng bệnh suy gan.

Vì lẽ đó, nhiều người bị viêm gan B cho rằng hôi miệng là giai đoạn chuyển giao của xơ gan. Nhưng quan niệm này không có cơ sở. Hôi miệng là vấn đề có thể xảy ra với bất kỳ ai, có thể là tạm thời hoặc kéo dài nhiều năm nhưng nó không phải là triệu chứng để nói có phải đó là ở giai đoạn xơ gan hay không?  Viêm gan B là căn bệnh có tỉ lệ nhiễm bệnh rất cao tại Việt Nam (tỉ lệ mắc bệnh 20%) nhưng không phải ai bị bệnh viêm gan B cũng dẫn đến xơ gan hay ung thư gan hoặc chết vì bệnh gan.

1. Nặng mùi do nhiễm trùng đường hô hấp

Các bệnh về đường hô hấp như viêm xoang, viêm thanh quản và viêm amidan hay các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác sẽ kích thích việc sản sinh ra các loại vi khuẩn ăn tế bào hay chất nhầy chứa protein – gây ra mùi hôi ở miệng. Chính là nguyên nhân gây hôi miệng chứ không chỉ gan yếu gây hôi miệng đâu nhé.

Nhiễm trùng đường hô hấp đặc biệt là viêm mũi, viêm xoang, mũi sẽ bị ngạt, dẫn đến bạn phải thở bằng miệng, miệng trở nên khô hơn, là điều kiện để nhiều vi khuẩn sinh ra hơn mức thông thường ở trong miệng gây ra tình trạng miệng có mùi hôi.

Một trường hợp khác khi tắc nghẽn cổ họng khiến lượng protein ở chất nhầy ngày càng dày. Khi đó, cơ thể không phá vỡ được protein nên gây ra loại mùi đặc biệt này.

2. Mùi chua như dấm – nguyên nhân do viêm dạ dày

Bệnh lý dạ dày đặc biệt là bệnh viêm dạ dày, trào ngược dạ dày, viêm thực quản, ợ nóng chính là nguyên nhân khiến miệng bạn “bốc mùi”. Nhiều người cảm thấy hơi thở có mùi chua như dấm. Thủ phạm gây ra chính là thực phẩm còn sót lại trong dạ dày, không được tiêu hóa có thể do hẹp hoặc tắc môn vị nên sản sinh ra loại hơi thở có mùi chua như dấm.

Bệnh lý dạ dày chính là nguyên nhân khiến miệng bạn “bốc mùi”

Thông thường sau khi điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày, hơi thở không mấy thơm tho có thể được cải thiện đáng kể.

3. Mùi trái cây thối hoặc mùi sơn móng tay – bệnh tiểu đường

Gan yếu gây hôi miệng nhiều người còn cảm thấy hơi thở có mùi trái cây thối hoặc mùi sơn móng tay. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường, triệu chứng này chính là tình trạng nhiễm axit ceton.

Khi đường huyết trong cơ thể quá nhiều, không ổn định, cơ thể thiếu insulin nên không thể chuyển hóa đường thành năng lượng, thay vào đó là sự phân giải các chất béo, tạo ra axit ceton. Do đó hơi thở của bạn cũng có mùi khó chịu.

Ngoài gan yếu gây hôi miệng hoặc khi hơi thở có mùi, tức là nồng độ axit ceton rất cao, tích tụ trong máu và dẫn đến tình trạng hôn mê đái tháo đường hoặc tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

4. Mùi tanh có thể do suy thận

Không phải cứ ăn đồ hải sản như tôm, cua, cá thì hơi thở của bạn mới có mùi tanh đâu nhé. Nguyên nhân sâu xa đằng sau triệu chứng này có thể là bạn đã bị bệnh suy thận.

Thận có chức năng chính là loại bỏ các chất độc hại trong máu ra khỏi cơ thể. Khi thận gặp vấn đề, các chất thải vẫn tích tụ trong cơ thể và dần lan đến nhiều bộ phận khác, tức là nó không hoàn thành nhiệm vụ đào thải độc tố.

Vì thế, nếu cảm thấy hơi thở của mình có mùi tanh thì rõ ràng nguyên nhân là do chứng suy thận ảnh hướng đến hệ hô hấp và có thể gây nên tình trạng khó thở.

Biện pháp giảm bớt mùi hôi miệng

Gan yếu gây hôi miệng hay do nhiều nguyên nhân khác nhau thì sẽ có phương pháp điều trị thích hợp cụ thể. Điều quan trọng nhất là bạn cần để ý nhiều đến là giữ gìn vệ sinh răng miệng, nên nhớ phải đánh răng sau khi ăn.

Cùng với đó, bạn phải lấy cho sạch hết thức ăn sót trong miệng, dính trong kẽ răng. Các bác sĩ nha khoa khuyến cáo nên sử dụng chỉ nha khoa để cà khe răng cho sạch thức ăn kẹt ở đó chứ không nên dùng tăm để xỉa.

Về nước súc miệng nên dùng vào buổi tối chính là thời gian mà vi khuẩn hoạt động mạnh

Nếu bị sâu răng, viêm nướu hay các bệnh lý trong miệng, bạn phải điều trị sâu răng triệt để, giữ miệng ẩm bằng cách uống nhiều nước. Lưỡi cũng là một bộ phận có thể gây nên chứng hôi miệng do đó, nếu lưỡi đóng bựa thì nên dùng dụng cụ rơ lưỡi, nhưng phải chú ý tránh gây cho lưỡi bị thương tích. Nếu bạn mang răng giả cần vệ sinh đúng cách.

Nên hạn chế ăn các thực phẩm có thể gây mùi hôi ở miệng như hành, tỏi, đồ tanh,… Bên cạnh đó cũng bổ sung nhiều trái cây và rau, hạn chế dung nạp các chất thịt và chất béo, hay các loại pho mát có mùi nặng trên thị trường. Tránh uống quá nhiều rượu, thuốc lá.

Các sản phẩm làm thơm miệng có chứa dầu peppermint hoặc wintergreen chỉ có tác dụng bớt hôi miệng trong thời gian ngắn sau khi dùng, chứ không trị dứt được.

Về nước súc miệng nên dùng vào buổi tối chính là thời gian mà vi khuẩn hoạt động mạnh. Nên dùng các loại thuốc súc miệng có hóa chất chlohexidine gluconate hoặc hoạt chất  benzethonium chloride, cetylpyridinium chloride, zinc chloride, sodium bicarbonade, đều rất tốt.

Khi em bé bị hôi miệng, cần đến khám ở những cơ sở y tế và các chuyên gia y tế nhiều kinh nghiệm để xác định bệnh trạng.

Do đó, chúng tôi khuyến cáo nếu đột nhiên bị hôi miệng không rõ lý do, người bệnh nên đi khám ngay để được phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, tránh để đến tình trạng quá muộn để chữa trị kịp thời.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *