Liệt tứ chi: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tổng quan bệnh Liệt tứ chi

Liệt tứ chi là bệnh do tổn thương tủy sống gây ra. Khi tủy sống bị tổn thương, sẽ mất khả năng cảm giác và vận động. Liệt tứ chi bao gồm liệt cánh tay, bàn tay, thân, chân và các cơ quan vùng chậu.

Có rất nhiều vấn đề có thể xảy ra sau chấn thương tủy sống như huyết áp thấp, nhịp tim chậm. Có thể bị khó thở hoặc không thể tự thở. Bệnh này có thể gây ra lở loét da, co cứng cơ hoặc xuất hiện máu đông đe dọa tính mạng.

Đôi khi, bệnh cũng khiến cơ thể không thể phản ứng chính xác với các vấn đề về bàng quang hoặc ruột (tình trạng tăng phản xạ tự phát), làm cho huyết áp tăng rất cao. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể bị đột quỵ hoặc thậm chí tử vong. Nếu bị liệt tứ chi và không điều trị, sẽ không thể để tự chăm sóc cho bản thân.

Nguyên nhân bệnh Liệt tứ chi

Nguyên nhân chính gây ra liệt tứ chi là do chấn thương tủy sống, nhưng một số tình trạng khác như bại não và đột qụy , liệt cứng tứ chi, liệt tứ chi cột sống cũng có thể gây ra bệnh này. Ngoài ra, tai nạn xe hơi, tai nạn lao động cũng là những nguyên nhân có thể gây ra liệt tứ chi.

Triệu chứng bệnh Liệt tứ chi

Triệu chứng bệnh có thể phụ thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của chấn thương tủy sống. Các triệu chứng phổ biến của liệt tứ chi bao gồm:

  • Mất kiểm soát các hoạt động của ruột và bàng quang.
  • Khó tiêu.
  • Khó thở.
  • Tê và giảm cảm giác.
  • Yếu cơ, đặc biệt là ở cánh tay và chân.
  • Không có khả năng cử động và cảm giác ở khu vực bị tổn thương.

Đối tượng nguy cơ bệnh Liệt tứ chi

Liệt tứ chi là tình trạng sức khỏe rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.

Liệt tứ chi: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:

  • Nam giới: chấn thương tủy sống ảnh hưởng đến đàn ông nhiều hơn phụ nữ.
  • Trên 65 tuổi: hầu hết các chấn thương ở người lớn tuổi đều do họ bị té ngã.
  • Bệnh xương khớp: một chấn thương tương đối nhỏ có thể gây ra chấn thương tủy sống nếu  mắc bệnh khác về xương khớp, như viêm khớp hay loãng xương.

Phòng ngừa bệnh Liệt tứ chi

Kiểm soát và phòng chống liệt tứ chi nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Lái xe an toàn. Tai nạn xe là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của chấn thương tủy sống. Đeo dây an toàn mỗi khi lái xe hoặc ngồi trong xe ô tô.
  • Cẩn thận để không bị té.
  • Hãy thận trọng khi chơi thể thao.
  • Không lái xe sau khi uống rượu.
  • Dùng thuốc theo chỉ dẫn.
  • Đảm bảo an toàn lao động, an toàn khi tham gia giao thông.
  • Khám chẩn đoán sớm các bệnh lý có thể gây biến chứng tổn thương tuỷ sống.
  • Truyền thông, giáo dục bệnh nhân hiểu biết hơn về hậu quả nặng nề do tổn thương tuỷ sống, biết cách sơ cứu đúng hạn chế tổn thương thứ phát.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Liệt tứ chi

Nhân viên y tế tiến hành khám cho người bệnh liệt tứ chi để chẩn đoán chính xác:

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): nhìn thấy các bất thường trên X-quang. Trong phương pháp này, sẽ sử dụng máy tính để xem một loạt hình ảnh cắt ngang giúp xác định các vấn đề xương, đĩa đệm và những vấn đề khác.
  • X-quang: thường chỉ định phương pháp điều trị này sau chấn thương để xem có chấn thương tủy sống hay không. X-quang giúp thấy các vấn đề về đốt sống (cột sống), các khối u, gãy xương hoặc thoái hóa cột sống.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): phương pháp này gồm sóng từ trường giúp tạo ra hình ảnh. Phương pháp này rất hữu ích để quan sát tủy sống và xác định thoát vị đĩa đệm, máu đông hoặc các đối tượng có thể chèn ép tủy sống.

Các biện pháp điều trị bệnh Liệt tứ chi

Khi chấn thương người bệnh sẽ được chuyển đến trung tâm phục hồi chức năng để chữa liệt tứ chi và chăm sóc cho người bệnh liệt tứ chí một cách hiệu quả:

  • Phục hồi chức năng càng sớm càng tốt, ngay giai đoạn sớm và tiến hành liên tục về sau.
  • Tìm và giải quyết nguyên nhân gây liệt.
  • Phòng, chữa trị kịp thời bội nhiễm và loét bằng các phương pháp:
    • Đặt người bệnh ở tư thế thuận tiện, ít bị tỳ đè nhất, thường xuyên trăn trở, thay đổi tư thế người bệnh, vệ sinh săn sóc da khô sạch … để chống loét do tỳ đè.
    • Tập thở, tập ho, vỗ rung lồng ngực… để chống ứ đọng đờm dãi gây nhiễm trùng đường hô hấp.
    •  Chăm sóc, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng tốt và phù hợp theo từng giai đoạn tiến triển của bệnh.
    • Đặt sond tiểu ngắt quãng 6h/lần; bơm rửa bàng quang thường xuyên để chống nhiễm trùng tiết niệu và đề phòng căng phồng bàng quang.
    • Chiếu tia hồng ngoại, tử ngoại để phòng chữa viêm nhiễm lở loét cũng như phục hồi chức năng chi thể và giảm đau đớn cho người bệnh.

Xoa bóp ngày 1 – 2 lần; tập cử động, tập vận động thụ động và chủ động các chi thể bị liệt để duy trì tầm vận động khớp điện xung; điện phân thuốc; châm cứu; thuỷ châm vitamin nhóm B; điện từ trường.

Đề phòng huyết khối.

Hướng dẫn người nhà và người bệnh tự tập luyện và cách chăm sóc người bệnh liệt tuỷ để chủ động đảm bảo duy trì phục hồi chức năng thường xuyên và lâu dài khi không có thầy thuốc, đặc biệt là sau khi ra viện trở về nhà. Cần thường xuyên theo dõi, kết hợp phục hồi chức năng và y học cổ truyền như xoa bóp, châm cứu, thuỷ châm. 

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *