Lưỡi địa lý là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả tại nhà

Lưỡi địa lý hay còn gọi là lưỡi bản đồ là tình trạng những mảng lớn nhỏ khác nhau trên bề mặt lưỡi, không gây đau. Đây là bệnh thường gặp ở những người có tiền sử với bệnh viêm cơ địa, vảy nến. Bệnh khó chữa trị nên bác sĩ nên bác sĩ thường điều trị theo hướng giảm bớt những triệu chứng của bệnh.

Trong những bệnh viêm nhiễm ở miệng và lưỡi thì lưỡi địa lý có những triệu chứng rõ rệt và dễ nhận biết nhất, tuy nhiên lại khó chữa trị. Vì thế khi phát hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh thì bạn nên chữa trị nhanh chóng để tránh bệnh tiến triển phức tạp.

Những dấu hiệu của bệnh lưỡi địa lý

Lưỡi đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với con người, đóng vai trò giúp bạn nói chuyện, cảm nhận các mùi vị và nhai nuốt thức ăn. Tuy nhiên lưỡi rất dễ bị tổn thương do phải thực hiện liên tục chức năng nhai, nuốt thức ăn và dễ bị nhiễm khuẩn. Lưỡi địa lý là một trong những bệnh lý thường gặp ở lưỡi, thể hiện dưới dạng các tổn thương riêng rẽ khiến lưỡi có hình dạng như một tấm bản đồ. 

Nguyên nhân gây ra bệnh lưỡi địa lý hiện chưa được nghiên cứu rõ ràng nhưng chúng có thể do những ổ vi khuẩn trong khoang miệng gây ra, khi tình trạng lưỡi bị tổn thương do bia rượu, thuốc lá, các thức ăn cay nóng làm cho lớp u nhú bảo vệ lưỡi bị vi khuẩn tấn công. Người bệnh viêm lưỡi địa lý sẽ xuất hiện những dấu hiệu sau:

Lưỡi bản đồ khiến cho vị giác bị rối loạn, ăn không ngon
  • Trên bề mặt lưỡi xuất hiện những tổn thương to nhỏ khác nhau, chia ra thành từng vùng với những mảng đỏ có viền trắng bao quanh, hơi gồ lên. 
  • Mỗi ngày hình dạng các vết thương sẽ thay đổi liên tục, có khi hết ở vùng lưỡi này lại nhảy sang vùng lưỡi khác. Những mảng bám trong lưỡi có nhiều hình dạng khác nhau, có thể là hình vòng cung, tròn hoặc dải xoắn, ngoằn ngoèo.
  • Bệnh viêm lưỡi địa lý không gây đau nhưng khi nhai nuốt những thức ăn cay nóng sẽ có cảm giác đau, không cảm nhận được những vị giác thông thường, tương tự như khi bạn bị bệnh cảm cúm mất vị giác.
  • Ăn uống khó khăn, rối loạn về nhai nuốt khiến cơ thể mệt mỏi, lười vận động lưỡi.

Bệnh có thể thuyên giảm trong vòng 10 ngày nếu được điều trị đúng cách, nhưng nếu sau thời gian này mà bệnh vẫn không nhẹ đi thì bạn nên gặp bác sĩ để làm các xét nghiệm chuyên sâu về tình trạng của lưỡi.

Cách điều trị hiệu quả tại nhà để tránh những biến chứng nguy hiểm

Bệnh lưỡi địa lý nếu không điều trị sớm có thể trở thành bệnh mãn tính, tái đi tái lại nhiều lần và làm teo gai lưỡi, khiến mất đi hoàn toàn lớp u nhú bảo vệ lưỡi và làm cho bạn mất đi vị giác. Vì vậy chúng ta cần thực hiện những bước chăm sóc lưỡi sau để bệnh lưỡi địa lý nhanh chóng thuyên giảm.

Có chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý

Khi bị viêm lưỡi địa lý thì lớp niêm mạc của lưỡi bị tổn thương nhiều, vì thế bạn nên tích cực bổ sung các loại vitamin như vitamin A, B2, C để mau chóng lành các vết thương. Có thể bổ sung thông qua thuốc uống hoặc các loại thực phẩm sau đây:

  • Các loại nước ép từ cam, chanh, nước dừa, táo, dưa hấu.
  • Ăn nhiều rau cải xanh và những thực phẩm nhóm họ đậu.
  • Bổ sung chất sắt khiến lưỡi bớt nhợt nhạt với những loại thịt màu đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt và các loại hải sản như sò, trai…

Để cải thiện vị giác thì bạn nên chia thành nhiều bữa trong ngày với các nhóm thực phẩm phong phú, thức ăn mềm dễ nuốt để tránh cho lưỡi vận động nhiều. Thức ăn nêm nếm thanh mát, không sử dụng những gia vị gây kích ứng như ớt, tỏi, tiêu, mắm… Không ăn những thức ăn chua cay lạnh, kiêng dùng thuốc lá, nước ngọt, rượu bia, nước đá lạnh.

Nên uống nhiều nước, đặc biệt là nước trà xanh vì chúng có công dụng giảm sưng viêm và nhanh làm lành các vết thương ở lưỡi với các hoạt chất kháng oxy hóa. 

Nước trà xanh giúp lưỡi phục hồi khá tốt khi bị viêm lưỡi

Vệ sinh răng miệng đúng cách 

Với những tổn thương ở lưỡi thì công đoạn vệ sinh răng miệng thường ngày nên được chú trọng, vừa không làm tổn thương lưỡi vừa giúp vệ sinh những mảng bám lưỡi sạch sẽ.

Dùng bàn chải lông mềm chải nhẹ lên lưỡi hoặc dụng cụ cạo lưỡi hai chức năng. Không nên dùng bàn chải có loại lông cứng vì chúng chỉ thích hợp làm sạch lớp men răng, đồng thời có thể làm tổn thương phần cơ mềm của lưỡi.

Cạo lưỡi từ trước ra sau với tốc độ chậm, thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm chảy máu những vết thương trên lưỡi, thực hiện trước khi ăn sáng và tối trước khi ngủ. Sau khi cạo lưỡi nên súc miệng lại với nước ấm.

Đến bác sĩ khi thấy bệnh viêm lưỡi địa lý không có dấu hiệu thuyên giảm sau 10 ngày

Bệnh viêm lưỡi có thể tự khỏi sau khoảng vài ngày, tuy nhiên sau thời gian này mà những vết thương trên lưỡi có dấu hiệu viêm loét, chảy máu và đau nhức thì bạn cần làm những xét nghiệm để kiểm tra tình trạng bệnh tình cửa lưỡi. Viêm lưỡi địa lý có thể kéo theo bệnh viêm họng rát lưỡi, nguy hiểm hơn là ung thư lưỡi…
Viêm lưỡi địa lý có thể là 1 trong những biểu hiện của ung thư lưỡi, nên sau khi khỏi bệnh bạn không nên tiếp tục sử dụng rượu bia, thuốc lá, và các chất kích thích để tránh cho bệnh tái phát trở lại. 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *