Nguyên nhân của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày – thực quản là hiện tượng các chất dịch trong dạ dày như HCl, pepsin, dịch mật… trào ngược từng lúc hay thường xuyên lên thực quản. Vậy nguyên nhân của bệnh trào ngược dạ dày thực quản là từ đâu?

1. Stress

Stress là một trong những nguyên nhân của bệnh trào ngược dạ dày thực quản chính mà người bệnh không để ý. Nó sẽ kích ứng các dây thần kinh của cơ thể huy động cortisol. Cortisol này không chỉ dập tắt những phản ứng tự nhiễm bảo vệ dạ dày, nó còn gây tăng acid HCl và Pepsine. Hợp chất Pepsine làm tăng tính kích thích của trào ngược gây phá hủy các chất nhầy bảo vệ bề mặt niêm mạc thực quản và tạo điều kiện cho acid HCl tiếp xúc và phá hủy niêm mạc của thực quản. Không chỉ thế, nó còn gây áp lực lên cơ thắt thực quản dưới khiến chức năng cơ quan này yếu đi và triệu chứng trào ngược tăng lên. Stress được coi là một nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản bạn phải lưu ý.

Stress làm sản sinh acid HCl và Pepsine gây nên chứng trào ngược dạ dày

2. Thói quen ăn uống, ngủ sai tư thế và sinh hoạt không khoa học

Ăn quá no, ăn đêm, ăn hoa quả có tính acid khi đói, ăn đồ ăn nhanh hoặc đồ chiên rán… là những thói quen xấu ngày càng trở nên quen thuộc với chúng ta. Nhiều người nghĩ rằng, ăn đêm để tẩm bổ nhưng hành động này không chỉ khiến cân nặng của bạn tăng mà còn gây áp lực cho trương lực của cơ thắt thực quản dưới.

Dạ dày là cơ quan dễ bị kích ứng sản sinh nhiều axít. Do vậy thói quen ăn uống sinh hoạt không khoa học cũng là nguyên nhân của bệnh trào ngược dạ dày thực quản dễ khiến các triệu chứng bệnh trở nên nặng hơn.

Việc hút thuốc lá cũng là nguyên nhân trào ngược dạ dày, do chất nicotin trong thuốc lá thúc đẩy cơ thể tăng tiết HCl và Pepsine – những chất gây ăn mòn dạ dày và kích ứng dạ dày gây trào ngược.

Ở người mắc bệnh trào ngược, tư thế ngủ sai mà hầu hết mọi người hay mắc phải có thể gây ra một dạng trào ngược dạ dày ban đêm hay còn gọi là trào ngược khi nằm. Khi chúng ta nằm ngửa, dạ dày và thực quản sẽ ngang bằng nhau, nếu van dạ dày thực quản mở ra một chút sẽ khiến axit tràn sang thực quản tràn qua và gây hại. Dạng trào ngược khi nằm này dễ gây bệnh viêm thực quản hơn nhiều so với trào ngược khi đứng (vì axit trào lên thực quản khi đứng sẽ nhanh tuột xuống dạ dày).

3. Viêm loét dạ dày, tá tràng sâu

Những vết viêm loét dạ dày khi tiếp xúc với thức ăn, theo phản xạ tự nhiên sẽ tăng tiết axit nhiều hơn dễ trào ngược lên thực quản. Đây là nguyên nhân của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Bởi dạ dày của người bị viêm loét cũng luôn trong tình trạng bị ứ trệ gây tăng áp lực lên cơ thắt thực quản dưới. Vì cơ này đóng mở bất thường tạo điều kiện cho các chất dịch dạ dày, acid HCl và cả dịch mật trào lên ống thực quản.

4. Một số yếu tố khác gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản khác

Ngoài ra, một số yếu tố bẩm sinh như: chức năng cơ thắt thực quản dưới kém, bệnh nhân bị đau dạ dày, hay bệnh nhân có  tiền sử thoát vị cơ hoành, tai nạn… là những nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản. Bên cạnh đó, chứng béo phì cũng là một trong những nguyên nhân của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Bởi cân nặng gây áp lực lên dạ dày và cơ thắt thực quản dưới sẽ khiến trương lực của nó yếu đi, vì thế axít dạ dày và các chất dễ trào ngược hơn.

Người béo phì cũng có nguy cơ bị trào ngược dạ dày

Những yếu tố như việc stress thường xuyên quá độ, thói quen ăn uống không khoa học…đều chính là nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản của bạn. Việc nắm vững các thông tin này sẽ giúp bạn có kiến thức để phòng tránh và điều trị bệnh tốt hơn.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *