Nguyên nhân gây thiếu nước ối và cách chăm sóc cho mẹ bầu

Thiểu ối là bệnh lý xuất hiện khá nhiều trong thai kỳ với trung bình cứ 100 thai phụ thì 1 thai phụ có tình trạng này. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây thiếu nước ối và cách chăm sóc cho mẹ bầu.

Việc thiếu ối khi mang thai có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế khi thấy những dấu hiệu bất thường bạn cần đến ngay bác sĩ để được kiểm tra kịp thời.

Những nguyên nhân chính gây ra thiểu ối

Vỡ nước ối trước khi chuyển dạ

Càng gần những ngày dự sinh thì bà bầu có thể bị vỡ ối bất cứ lúc nào, và đa số bị vỡ ối trước khi xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ và cần được xử lý cấp cứu để không gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Những dấu hiệu của việc vỡ ối là xuất hiện những cơn co tử cung liên tục, thường khá giống với các cơn gò khi chuyển dạ. Ngoài ra nhiều thai phụ còn bị rò rỉ ối trong thời gian dài trước khi sinh rất lâu gây ra hiện tượng cạn ối.

Việc thiếu ối trong thời gian này có thể gây nhiễm khuẩn sau sinh, suy hô hấp sơ sinh, nhiễm khuẩn sơ sinh, biến dạng chi, chèn ép dây rốn thậm chí khiến thai nhi chết trong tử cung. Vì thế khi thấy tử cung ra nước, dịch âm đạo ra nhiều bất thường, bạn cần đến ngay bác sĩ để được kiểm tra kịp thời.

Thai nhi quá tuần tuổi nhưng chưa sinh

Những thai phụ quá 40 tuần tuổi mà chưa có dấu hiệu sinh, thai nhi vẫn phát triển trong tử cung có thể gây ra tình trạng thiếu nước ối. Nếu tình trạng chậm chuyển dạ này diễn ra quá lâu sẽ khiến nhau thai già đi, nước ối thiếu hụt đe dọa đến sức khỏe và cả sự an toàn tính mạng của trẻ. Việc trẻ không được cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ nhưng vẫn chưa thể sinh ảnh hưởng không nhỏ đến nhịp tim thai nhi, gây tổn thương thần kinh, nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng thậm chí là tử vong. 

Thai nhi gặp bất thường trong giai đoạn phát triển

Nguyên nhân thường gặp nhất của thiểu ối thường do những bất thường bẩm sinh của thai kỳ như:

Bất thường của hệ thần kinh thai nhi có thể có liên quan tới lượng nước ối, và trong 1 số tình trạng có thể gây thiểu ối. Đặc biệt trẻ em bị não úng thủy, thoát vị não màng não, thai vô sọ trong kì tam cá nguyệt đầu hoặc tam cá nguyệt thứ 2 sẽ không sản xuất đủ nước tiểu để duy trì thể tích nước ối.

Những bất thường ở hệ tiêu hoá thường hiếm gặp nhưng vẫn góp phần làm tăng nguy cơ thiếu ối hoặc đa ối như trẻ bị thoát vị rốn, dò thực quản – khí quản, teo hành tá tràng

Những bất thường trong hệ hô hấp làm giảm sản phổi làm trẻ bị thiếu oxy, giảm tưới máu phổi và giảm tiết dịch.

Ngoài ra cũng có hơn 30% trường hợp thai phụ bị thiếu ối nhưng không tìm thấy nguyên nhân. Trong trường hợp này thai phụ sẽ được truyền ối để kiểm tra chi tiết thai nhi, phối hợp xét nghiệm di truyền cho thai.

Các vấn đề về nhau thai

Ngoài ra những vấn đề về nhau thai như nhau bong non, tác một phần hay toàn bộ khỏi thành tử cung làm cho thai nhi không được cung cấp đủ máu và chất dinh dưỡng thì cũng ngừng việc tái tạo ối mới, dẫn đến việc thiếu ối ngày càng trầm trọng hơn.

Những dấu hiệu của việc thiếu ối

Những dấu hiệu của việc thiếu ối ở mẹ bầu

Những triệu chứng thiểu ối sẽ không rõ ràng như: Mẹ tăng cân chậm trong quá trình mang thai, bụng không to, kích thước của bụng không tương đương với tuổi của thai nhi. Bạn có thể cảm nhận hình dạng hoặc những hoạt động của thai nhi, lúc này lượng nước ối bao quanh con rất ít nên mẹ có thể chỉ cách con qua lớp da bụng. Tình trạng này kéo dài vài ngày thì thai nhi sẽ cử động yếu, lúc này mẹ có thể nhận thấy rõ các phần thai nằm sát dưới bàn tay mà không cảm thấy có nước ối.

Vì thế mẹ hãy nói cho bác sĩ biết nếu nghi ngờ mình đang bị thiếu nước ối và làm những xét nghiệm nước ối kịp thời. Thông qua những xét nghiệm và đo lường thì chúng ta sẽ xác định được chỉ số ối (AFI), nếu chỉ sổ này nhỏ 5cm được coi là thấp và mẹ đang bị thiếu ối. Tùy thuộc vào tình trạng bất thường của thai nhi, nhau và dây rốn, bác sĩ sẽ tư vấn về hướng điều trị và các tai biến, đồng thời tiến hành thủ thuật truyền ối trong trường hợp nước ối quá ít hoặc cho mẹ tiến hành sinh sớm.

Cách chăm sóc cho mẹ bầu thiếu nước ối

Nhận được sự tư vấn và theo dõi từ bác sĩ

Khi xuất hiện tình trạng thiếu ối mẹ cần được tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa, đồng thời nhập viện để theo dõi sát tiến triển của bệnh và có những biện chăm sóc phù hợp. Thai nhi cần được đánh giá tình trạng sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm những biến chứng. Lúc này mẹ nên thực hiện những đợt siêu âm khoảng 1-3 tuần/ lần để theo dõi tình trạng thai nhi và lượng nước ối, đánh giá mức độ suy tử cung bằng cách đo chỉ số phát triển thai nhi và động mạch não. 

Khi xuất hiện tình trạng thiếu ối mẹ cần được tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa

Có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi đúng cách

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ như những thực phẩm dưỡng thai như cháo cá chép, chè hạt sen, ăn nhiều rau xanh và trái cây, ít dầu mỡ, không ăn các loại thức ăn tái, sống. Uống nhiều nước mỗi ngày để giúp chất lỏng dễ dàng di chuyển khắp cơ thể, giúp máu lưu thông tốt hơn thuận tiện cho việc hình thành ối trong tử cung.

Sử dụng thuốc hợp lý do bác sĩ chỉ định để giữ được bào thai và ổn định tình trạng nước ối. Ngoài ra mẹ cũng cần có chế độ nghỉ ngơi hợp, tránh căng thẳng và lo âu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. 

Nguồn: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *