Nhận biết sớm 5 dấu hiệu bị viêm tai giữa để có cách điều trị hiệu quả

Trẻ em thường bị viêm tai giữa nhưng những triệu chứng lại không rõ ràng khiến nhiều phụ huynh rất hoang mang. Hãy cùng điểm qua 5 dấu hiệu sớm của bệnh viêm tai giữa, từ đó giúp ba mẹ nhanh chóng đưa con đi bác sĩ để chẩn đoán.

Viêm tai giữa là bệnh lý do viêm nhiễm các vùng bên trong tai, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh có nhiều triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh khác, nên ba mẹ cần chú ý những dấu hiệu sớm để có cách điều trị hiệu quả.

Những dấu hiệu sớm của bệnh viêm tai giữa

Viêm tai giữa thường xuất hiện sau những triệu chứng viêm mũi họng

Tai mũi họng là một tổ hợp có sự liên quan mật thiết với nhau, khi một cơ quan tổn thương thì dễ dẫn đến những bệnh lý đi kèm khác. Khi trẻ trải qua cơn cảm cúm, đau họng thì dễ dẫn đến tình trạng viêm tai vì bội nhiễm. Đàm trong họng, dịch tiết trong mũi và mủ trong tai giữa là nguyên nhân chính gây bệnh tai mũi họng.

Vi khuẩn tồn tại trong đường mũi họng, sống trong môi trường dịch tiết ẩm ướt sẽ khiến chúng sinh sôi và phát triển mạnh hơn, sẽ dễ dàng xâm nhập vào đường ống tai, làm trẻ bị viêm tai giữa.

Trẻ bị sốt, người bứt rứt khó chịu và hay chạm vào tai

Đây là biểu hiện điển hình của bệnh viêm tai giữa nhưng cũng dễ nhầm lẫn với những bệnh khác như mọc răng sữa ở trẻ, bệnh viêm tai ngoài. Nhiễm trùng tai khiến trẻ bị đau hoặc ngứa tai, nếu trẻ còn nhỏ không nói được thì hoặc chạm vào tai, cáu vào tai để giảm bớt cơn đau nhưng ngược lại khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Ngoài ra, khi trẻ ngứa tai kèm theo những cơn sốt cao trên 39 độ thì ba mẹ nên đưa trẻ ngay đến bác sĩ để được chẩn đoán bệnh chính xác là bệnh viêm tai giữa hay viêm tai ngoài, không nên tự ý dùng thuốc hoặc để tình trạng này kéo dài.

Trẻ biếng ăn, biếng bú, dễ bị nôn ói và tiêu chảy

Đây là biểu hiện thường gặp khi trẻ mắc bệnh, cơ thể có chịu và biếng ăn, biếng bú, ăn không ngon và ngủ không yên. Trẻ bị viêm tai giữa dễ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, nên trẻ dễ bị nôn ói và đi tiêu phân lỏng trong nhiều ngày liên tục. Nếu trẻ đồng thời xuất hiện nhiều triệu chứng về tiêu hóa, cũng như đau tai thì chắc chắn đây là bệnh viêm tai giữa.

Giảm khả năng nghe, trẻ chậm phản ứng với các tiếng động

Viêm tai giữa khiến trẻ giảm khả năng nghe nói.

Tai giữa là bộ phận gắn liền với màng nhĩ, nên khi trẻ bị viêm thì sẽ ảnh hưởng đến thính lực, giảm khả năng nghe nói. Khi bạn thấy con chậm phản ứng với các tiếng động, cũng như kêu bé nhiều lần nhưng bé không nghe thì có thể mủ tràn vào ống tai gây tắc nghẽn màng nhĩ, tạo áp lực lên màng nhĩ khiến màng nhĩ phồng lên làm giảm khả năng nghe nói.

Ban đêm trẻ ngủ nằm nghiêng về một phía

Khi trẻ bị viêm tai giữa, tai có thể bị sưng đau 1 phía nên khi ngủ trẻ sẽ tự động nằm nghiêng về phía không đau để giảm áp lực lên tai. Nếu tình trạng này kéo dài và trẻ thường nằm nghiêng về 1 phía, khi mẹ lật lại thì khó chịu không ngủ được thì đây cũng có thể là dấu hiệu sớm của bệnh viêm tai.

Cách chữa trị bệnh viêm tai giữa hiệu quả

Khi trẻ xuất hiện đồng thời hoặc 2 trên 5 dấu hiệu trên thì mẹ hãy đưa bé đến ngay những cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán bệnh và chữa trị kịp thời. Song song với việc uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì mẹ hãy áp dụng những phương pháp chăm sóc tại nhà trên để giúp bé mau lành bệnh và giảm bớt khó chịu khi viêm tai:

Giữ gìn vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ

Trẻ bị viêm tai giữa sẽ thường xuyên chảy mủ ra ngoài tai, vì vậy mẹ có thể làm sạch bằng cách lấy bông gòn sạch thấm nhẹ để lau mủ, hoặc dùng gạc khô khử trùng rồi đặt vào tai trẻ, tuy nhiên không bịt kín mà hãy để dịch thoát ra ngoài rồi thấm vào gạc.

Vệ sinh mũi bằng cách cho trẻ rửa mũi hằng ngày bằng nước ấm pha muối loãng, súc miệng bằng nước muối sinh lý. Nên giữ ấm tai mũi họng vào ban đêm khi trẻ ngủ.

Cho trẻ ăn uống đúng cách

Không cho trẻ uống sữa hoặc ăn uống khi đang nằm vì trẻ dễ bị sặc khiến thức ăn đi vào đường mũi họng gây viêm. Trẻ dễ nôn ói nên mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn dễ nuốt và tiêu hóa, những thức ăn mềm và không gây áp lực cho hệ tiêu hóa, giúp trẻ giảm tình trạng đi phân lỏng. Không cho trẻ ăn những thức ăn quá cứng hoặc phải nhai nhiều sẽ ảnh hưởng đến quá trình hồi phục cơ tai của trẻ. Đặc biệt khi trẻ bị nôn trớ nên kê cao đầu để tránh bị trào ngược. 

Thường xuyên ở bên cạnh trẻ để phát hiện những dấu hiệu bất thường

Đưa bé đến ngay những cơ sở y tế gần nhất khi xuât hiện dấu hiệu viêm tai

Khi trẻ đang trong giai đoạn điều trị viêm tai giữa tại nhà, ba mẹ nên ở bên cạnh để động viên và chơi đùa cùng trẻ, quan sát diễn biến bệnh của con. Nếu điều trị dùng thuốc thì trẻ có thể khỏi bệnh trong vòng 5-7 ngày, vì vậy trong giai đoạn này ba mẹ nên cẩn thận chăm sóc trẻ. Đưa con ngay đến bác sĩ khi có những dấu hiệu bất thường để tránh những biến chứng nguy hiểm về sau. 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *