Những nguyên nhân gây động kinh và biểu hiện thường gặp

Những cơn động kinh thường xảy ra ở những người dưới 20 tuổi hoặc trên 60 tuổi. Bệnh gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng cho tính mạng vì thế bạn cần biết cách xử lý kịp thời.

Những cơn động kinh xuất hiện khi một phần trong não có hoạt động bất thường. Điều này cũng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, chúng ta cần xác định để có cách điều trị hợp lý.

Động kinh là gì?

Động kinh là những cơn chấn động não do sự kích thích đồng thời một nhóm các tế bào thần kinh của vỏ não, gây ra sự phóng điện đột ngột và không thể kiểm soát của những nơron thần kinh. Việc này có thể khiến có người bệnh co giật, có những hành vi bất thường và đôi khi là mất ý thức trong thời gian ngắn. Những nghiên cứu cho thấy 50% số bệnh nhân động kinh là trẻ em dưới 10 tuổi và trẻ vị thành niên dưới 20 có nguy cơ động kinh lên đến 75%. Vì thế chúng ta nên đặc biệt cẩn thận với căn bệnh này vì nó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Những nguyên nhân gây bệnh động kinh

Những tổn thương não ở trẻ

Trẻ em dưới 10 tuổi chiếm khoảng 50% trong những bệnh nhân động kinh

Trẻ em dưới 10 tuổi chiếm khoảng 50% trong những bệnh nhân động kinh. Nguyên nhân là trẻ mắc những bệnh liên quan đến não như viêm màng não, nhiễm trùng não khác, hoặc những bệnh bẩm sinh như hội chứng Down, u não. Ngoài ra cũng có những trường hợp trẻ sơ sinh động kinh nếu bị thiếu oxy trong quá trình mẹ sinh nở hoặc ảnh hưởng từ mẹ do mẹ sử dụng những chất kích thích trong thời gian mang thai.

Đặc biệt với những trẻ em sinh non thì ngay cả khi sốt cao cũng khiến trẻ động kinh và co giật kéo dài. Điều này vô cùng nguy hiểm vì đi cùng với những cơn động kinh của trẻ là  những dấu hiệu thần kinh như bỏ bú, tím tái, co giật, hôn mê, suy hô hấp nặng và có thể khiến trẻ tử vong.

Di truyền

Nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh động kinh thì trẻ em sinh ra có nguy cơ mắc bệnh này lên tới 10-20%. Đặc tính di truyền động kinh ở trẻ khá phức tạp do sự biến đổi gen trong quá trình mang thai. Có những gia đình những đứa con động kinh do đột biến 2 gen khác nhau nhưng lại có triệu chứng giống nhau nhưng nếu mang gen đột biến giống nhau thì sẽ có những biểu hiện khác nhau.

Bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm

Khoa học đã chứng minh sự liên quan giữa bệnh động kinh và trầm cảm khi có đến 30% người bệnh động kinh sẽ bị chứng trầm cảm. Những bệnh nhân bị trầm cảm thường bị rối loạn giấc ngủ, áp lực công việc quá lớn và luôn có cảm giác mệt mỏi, lo sợ. Điều này làm xuất hiện cơn co giật, những cơn động kinh với tần suất lớn do khả năng kiểm soát của não đang bị suy yếu do áp lực trong thời gian dài.

Triệu chứng trầm cảm càng nặng thì những bất thường chức năng não bộ xảy ra càng nhiều, khiến tần suất và mức độ của cơn động kinh cao hơn, đôi khi vài ngày lại xuất hiện một cơn động kinh dù có sử dụng thuốc chống động kinh Lamotrigine.

Tổn thương não

Chấn thương sọ não do tai nạn xe hơi hoặc chấn thương khác tác động đến não làm xuất hiện những khối u hoặc những vết nứt trong vỏ não, từ đó có thể khiến cho chức năng của não bị rối loạn. Những tổn thương này nếu không được điều trị kịp thời có thể gây rối loạn hệ thần kinh trung ương khiến hoạt động não có nhiều thay đổi và tăng nguy cơ bị động kinh.

Thói quen sử dụng những chất có hại đến hệ thần kinh

Những loại thuốc chống trầm cảm, những chất kích thích như rượu bia, thuốc lá và ma túy có thể gây ngộ độc hệ thần kinh và khiến người bệnh bị chấn động thần kinh và lâm vào hôn mê.

Biểu hiện của những cơn động kinh

Bệnh nhân đột ngột mất ý thức, chân tay duỗi cứng và té ngã

Động kinh nhẹ

Ở trẻ: Những cơn động kinh của trẻ hay gặp khi sốt cao, với những cơn co giật bất thình lình với tốc độ từ nhanh chậm dần, đôi khi chỉ kéo dài vài giây hoặc vào chục giây.

Ở người lớn: Bệnh nhân đột ngột mất ý thức, chân tay duỗi cứng, hai bàn tay nắm chặt, hô hấp khó khăn, thở hổn hển và ngắt quãng kéo dài 20-30 giây. Đây là biểu hiện của giai đoạn nhẹ, lúc này bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi là có thể lấy lại ý thức bình thường.

Những cơn động kinh mức độ trung

Những cơn cơ giật gây cứng cơ ở những bộ phận như cơ bắp của lưng, cánh tay và chân sẽ gây mất kiểm soát cơ bắp, có thể bệnh nhân ngất hoặc té ngã bất ngờ.

Ở những cơn động kinh tầm trung, bệnh nhân vẫn còn ý thức nhưng mơ hồ, sau đó sẽ cảm thấy đau đầu, mệt mỏi, có phản xạ gân xương tăng ở tứ chi. Sau đó họ sẽ mất sức và ngủ sâu, sau khi tỉnh lại đôi khi sẽ mất trí nhớ tạm thời và không nhớ những việc đã xảy ra.

Những cơn động kinh mức độ nặng

Lúc này bệnh nhân sẽ kéo dài từng cơn ngắt quãng, sau vài phút sẽ xuất hiện những cơn co giật mạnh hơn. Cơ mặt co giật, mắt trợn ngược, hai hàm răng nghiến chặt vào nhau, sùi bọt mép

Những cơn động kinh kéo dài khoảng 2-3 phút có thể khiến co thắt đột ngột có thể gây mất ý thức đột ngột, cứng cơ thể và giật và đôi khi mất kiểm soát hành vi, mắt trợn tròng và cắn lưỡi. Nếu không được xử lý kịp thời bệnh nhân có thể cắn đứt lưỡi và tử vong.

Nguồn: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *