Nói lắp: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tổng quan bệnh Nói lắp

Nói lắp không phải là chứng bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng của con người nhưng nó ảnh hưởng rất lên đến chất lượng cuộc sống của người bệnh như khả năng giao tiếp bị hạn chế, mặt cảm, thiếu tự tin bản thân,…

Chứng bệnh này xảy ra rất phổ biến ở các bé nhỏ, nó làm các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng cho con em của mình. Do đó, nói lắp là gì, bé bị nói lắp phải làm sao, chữa nói lắp như thế nào là những vấn đề mà các bậc phụ huynh thường hay hỏi các bác sĩ.

Nói lắp là một rối loạn nhịp điệu bao gồm các vấn đề liên quan đến sự liền mạch và trôi chảy khi đang nói như kéo dài, lặp đi lặp lại một từ, một âm tiết nguyên âm hay phụ âm, đôi khi có thể dừng lại đột ngột khi đang nói vì có một từ hay âm tiết khó phát âm.

Người bị nói lắp, họ luôn biết rõ mình muốn nói điều gì, nhưng lại không thể truyền đạt một cách trôi chảy khi nói.

Đây là tình trạng gián đoạn không chủ ý trong tính lưu loát lời nói bình thường. Những gián đoạn không chủ ý này có thể gây trở ngại cho giao tiếp thông thường và có thể ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của một người trong một số tình huống giao tiếp bằng lời nói, cũng như trạng thái khỏe mạnh về mặt cảm xúc và xã hội.

Có 4 dạng nói lắp:

  • Lắp một âm của âm tiết:  “ s.. ss…ssss….sáng nay con không đi học ạ”.
  • Lắp một âm tiết:  “sáng … sáng…sáng nay con không đi học ạ”.
  • Lắp một đoạn của phát ngôn:  “sáng nay…sáng nay… sáng nay con không đi học ạ”. 
  • Thêm một âm tiết, một phát ngôn bất thường, hoặc dừng bất thường khi đang nói:  “sáng nay xong thế là con không đi học ạ”, “sáng nay… con không đi học ạ”.

Nguyên nhân bệnh Nói lắp

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh nói lắp, nhưng phân làm hai nguyên nhân chính như sau:

Nguyên nhân bên trong

Do yếu tố di truyền, chiếm 1/3 trường hợp: nói lắp có xu hướng di truyền trong gia đình. Nguyên nhân bẩm sinh do hệ thần kinh thực vật dễ bị kích thích.

Nguyên nhân bên ngoài

Môi trường sống ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng nói lắp của bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em:

  • Thói quen từ giai đoạn học nói: nói lắp từ nhỏ không được chỉnh sửa, biến thành thói quen nói lắp ở tuổi trưởng thành.
  • Mặc cảm tâm lý kéo dài: Nói lắp là phương tiện che lấp một số khó khăn về tư duy, hoặc tâm lý e ngại người lạ…
  • Chấn thương sơ sinh: Đối với những ca sinh khó phải dùng forceps kẹp vào đầu thai nhi để lôi ra khỏi bụng mẹ hoặc với trẻ nhỏ bị ngã va đầu vào vật cứng gây tổn thương vùng ngôn ngữ Broca. Các yếu tố trên ảnh hưởng nhất định lên khả năng ngôn ngữ của trẻ.
  • Bệnh nhân mắc phải một bệnh ở não bộ hoặc màng não như viêm não, viêm màng não,… sau khi điều trị khỏi đã để lại di chứng ở vùng ngôn ngữ.
  • Một số bệnh lý của cơ quan phát âm: nghe kém, cử động miệng khó, dị tật của cơ quan phát âm…

Triệu chứng bệnh Nói lắp

Nói lắp có thể biểu hiện khác nhau ở mỗi người và tình trạng nói lắp của từng người có thể trông có vẻ và nghe có vẻ khác nhau.

Các triệu chứng thường gặp khi bị nói lắp là:

  • Khi nói một từ, một câu hay một đoạn cảm thấy rất khó khăn.
  • Kéo dài một từ hoặc phát âm từ đó quá lâu.
  • Thường hay phát ra từ “um” nếu đang chuẩn bị nói một từ khó phát âm tiếp theo.
  • Căng cứng cả mặt, cổ và người để phát âm được một từ nào đó.
  • Đang nói có thể ngắt, nghỉ ở bất kỳ vị trí nào của phát ngôn: ở âm đầu từ, nhắc lại một từ, nhắc lại một đoạn… hoặc nghỉ lấy hơi giữa chừng.
  • Hay lo lắng khi đang nói chuyện.
  • Hạn chế trong giao tiếp.

Khi nói lắp có thể kèm theo các cử chỉ: Chớp mắt liên tục, rung hàm, rung môi, giật cơ mặt, co giật phần đầu, nắm chặt tay lại,…

Tình trạng nói lắp trở nên tồi tệ hơn khi người bệnh cảm thấy mệt mỏi, lo lắng, áp lực, thiếu tự tin đối với bản thân, nói chuyện với người lạ; tuy nhiên khi nói chuyện với bản thân hoặc một người bạn thân thiết thì người bệnh lại nói chuyện bình thường trôi chảy.

Nói lắp: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Đối tượng nguy cơ bệnh Nói lắp

Nói lắp có thể xảy ra ở bất cứ người nào: từ già đến trẻ, từ nam đến nữ, tuy nhiên đối tượng thường hay gặp nhất là trẻ em từ 2 đến 5 tuổi, đặc biệt là những trẻ em đang tập nói. Trẻ nam dễ bị nói lắp hơn trẻ nữ.

Theo thống kê, thế giới có khoảng 70 triệu người nói lắp. Nam giới được xác định là bị ảnh hưởng bởi nói lắp cao xấp xỉ 4 đến 5 lần so với nữ giới.

Phòng ngừa bệnh Nói lắp

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng việc nuôi dưỡng trẻ trong môi trường  luôn tràn ngập tiếng cười, yêu thương, hạnh phúc và được chăm sóc cẩn thận cả về thể chất lẫn tinh thần chắc chắn khả năng ngôn ngữ của trẻ sẽ bình thường và không nói lắp.

Hạn chế tối đa các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến tình trạng nói lắp của trẻ như Chấn thương, tổn thương não bộ của trẻ.

Chấn thương tâm lý và những biến động đột ngột từ gia đình như cha mẹ cãi vã, li dị, những mối quan hệ bất đồng,… cũng là một yếu tố nguy hiểm khiến bé dễ bị chấn thương tâm lý và ảnh hưởng không nhỏ đến ngôn ngữ của trẻ. Do vậy cha mẹ và những người thân trong gia đình cần phải sống hạnh phúc, hòa thuận, yêu thương lẫn nhau để tránh làm ảnh hưởng đến tâm lý trẻ, từ đó hạn chế tình trạng tật nói lắp ở trẻ.

Cha mẹ nên đưa trẻ đến những nơi đông vui, có nhiều hoạt động để trẻ tiếp thu ngôn ngữ một cách đa dạng và dễ dàng nhất vì sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường sống.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Nói lắp

Thông thường bác sĩ là người khám, chẩn đoán các bệnh trên lâm sàng, tuy nhiên đối với chứng nói lắp này  để chẩn đoán cần có sự hỗ trợ của các chuyên viên âm ngữ trị liệu.

Có nhiều cách khác nhau để chẩn đoán chứng nói lắp:

  • Chẩn đoán bằng cách cho trẻ đọc to.
  • Có thể quay phim hoặc ghi lại lúc trẻ nói chuyện.
  • Thực hiện lượng giá trên người đang có chứng nói lắp, cách chẩn đoán này nhằm để xác định được độ nặng của chứng nói lắp và đưa ra hướng điều trị tốt nhất.

Trong suốt buổi lượng giá, chuyên viên âm ngữ có thể:

  • Hỏi các câu hỏi liên quan đến chứng nói lắp.
  • Đo lường độ nặng của trình trạng nói lắp trong suốt các cuộc nói chuyện khác nhau.
  • Thảo luận về các lựa chọn điều trị.

Tiến hành thăm khám lâm sàng và cho xét nghiệm:

Nhằm loại trừ các vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của người bệnh, chẳng hạn như vấn đề về thính giác.

Khi bác sĩ khám lâm sàng, sẽ hỏi người bệnh một số câu hỏi, xem và lắng nghe cách người bệnh nói.

Các biện pháp điều trị bệnh Nói lắp

Mục đích trị nói lắp thì ở trẻ em và người lớn thì khác nhau. Điều trị cho trẻ tập trung vào loại bỏ chứng nói lắp và điều trị cho người lớn tập trung vào kiểm soát những hành vi nói lắp và giảm bớt sự lo lắng mang tính xã hội có thể đi kèm với tình trạng rối loạn này.

Sửa tật nói lắp

Tập thư giãn:

  • Cùng với sửa tật nói lắp, phải tập thư giãn.
  • Trước khi nói để trẻ hít sâu và thở ra nhẹ nhàng 3 – 5 nhịp.
  • Mỗi ngày để 1 – 2 lần khoảng 10 – 15 phút tập ngồi, nhắm mắt, hít sâu, thở ra chậm. Tập thổi ra nhẹ và kéo dài.
  • Động viên trẻ nói chậm, những người xung quanh phải nói chậm khi giao tiếp với trẻ. Chờ đợi để trẻ chủ động bắt đầu.

Sửa nhịp điệu nói:

  • Nói câu ngắn 2 – 3 từ: nên nói chậm và dùng câu ngắn. Nói xong nên nghỉ để chuẩn bị câu tiếp theo.
  • Một thời gian dài, sau khi đỡ lắp, mới nói câu dài hơn, khoảng 4 – 5 từ. Vẫn phải nói chậm. Nếu nói lắp trong một số tình huống nhất định Phục hồi chức năng nói ngọng, nói lắp và thất ngôn 17 hoặc với một số người nhất định, cần thư giãn trước khi giao tiếp với người đó.
  • Có thể chủ động tập dượt nói trong tình huống đó, hoặc nhìn ảnh người đó (Nếu hay lắp khi giao tiếp với họ) và tập nói một mình. Nói chậm rồi nói nhanh. Nói nhỏ rồi nói to.

Tư vấn của chuyên gia tâm lý

Chuyên gia tâm lý sẽ nói chuyện với trẻ (với người lớn bị nói lắp) để tìm hiểu nguyên nhân về tâm lý. Những trao đổi đó giúp trẻ tự tin hơn, giảm bớt được căng thẳng tâm lý khi giao tiếp.

Nói lắp: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Can thiệp giáo dục

Giáo viên cần được trao đổi và bàn bạc để giúp trẻ. Một mặt để giảm bớt căng thẳng cho trẻ khi giao tiếp, chờ đợi lâu hơn để trẻ nói chậm. Những môn đọc hoặc trả bài miệng có thể chọn những vấn đề đơn giản để trẻ nói trước lớp. Động viên và khen trẻ giúp chúng tự tin hơn khi nói trước lớp, trước người lạ, trước đám đông.

Mặt khác, giáo viên cần động viên các trẻ em khác trong lớp giúp trẻ bằng cách không trêu chọc, không khuyến khích hành vi nói lắp ở trẻ nhỏ…

Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động xã hội

Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động nhóm ở trường lớp hoặc ở cộng đồng. Vui chơi và tham gia các hoạt động tập thể giúp trẻ tự tin hơn, nhận thức được bản thân phù hợp và có nhiều cơ hội để giao tiếp hơn.

Nếu thanh thiếu niên hoặc người lớn bị nói lắp nhiều cần giúp họ chọn lựa một số nghề, lĩnh vực hoạt động đòi hỏi giao tiếp nhiều.

Cần lưu ý, khi giao tiếp với người có chứng nói lắp không cư xử với một cách khác biệt, nên:  

  • Hãy để cho họ kết thúc câu nói của họ.  
  • Không xen ngang khi họ đang nói, thậm chí nếu họ có vẻ như đang “kẹt” trong một vài từ của họ.
  • Không chữa lỗi trong lời của họ; sửa chỉnh một người đang nói lắp có thể khiến họ cảm thấy bối rối và trở nên lo lắng, và cả hai cảm giác này có thể khiến tình trạng nói lắp trở nên tồi tệ hơn.

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *