Phương pháp điều trị Sỏi thận và sỏi tiết niệu

Nhiều người cho rằng sỏi thận và sỏi tiết niệu là hai căn bệnh hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, sỏi tiết niệu là sỏi xuất hiện ở cơ quan tiết niệu và sỏi thận là một bệnh thuộc về sỏi tiết niệu.

Sỏi thận và sỏi tiết niệu là như thế nào?

Triệu chứng bệnh sỏi thận và sỏi tiết niệu ?

Sỏi thận và sỏi tiết niệu là loại sỏi xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trong đường tiết niệu như thận, bàng quang, niệu quản và niệu đạo ở nam và nữ.

Bệnh lý này có thể xuất hiện ở cả nam và nữ, tuy nhiên nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn từ 2 – 3 lần. Người trong độ tuổi trưởng thành thường bị sỏi  thận hơn trẻ em và người cao tuổi.

Sỏi thận và sỏi tiết niệu có nhiều biểu hiện khác nhau, tuy nhiên bệnh thường có những triệu chứng sau đây:

  • Xuất hiện những cơn đau ở đùi, bẹn, lưng, cơ quan sinh dục.
  • Nhiều trường hợp bị tiểu ra máu do sỏi làm tổn thương niệu quản đi tiểu gấp.
  • Có triệu chứng của những cơn đau quặn thận, có biểu hiện buồn nôn thậm chí nôn mửa.
  • Người bị sỏi thận và sỏi tiết niệu sẽ có dấu hiệu ớn lạnh, đổ nhiều mồ hôi.

Đối với nhiều người bệnh, sỏi thận và sỏi tiết niệu chưa hoặc thậm chí không xuất hiện những biểu hiện nêu trên. Có thể do sỏi thận nhỏ không ảnh hưởng nhiều và đã được đào thải qua đường nước tiểu. Nhưng nhiều trường hợp thận bị ứ nước do sỏi nhưng lại không có biểu hiện sỏi thận nên dễ khiến người bệnh sinh tâm lý chủ quan.

Không chỉ vậy, nếu người bệnh xuất hiện những triệu chứng sỏi thận dưới đây thì cần ngay lập tức đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời:

  • Cơn đau quặn thắt nghiêm trọng khiến cơ thể không chịu đựng nổi.
  • Đau quặn thận kèm buồn nôn hay nôn mửa liên tục.
  • Trong nước tiểu xuất hiện máu. Bạn không nên để lâu tình trạng này vì sỏi sẽ khiến niệu đạo bị nhiễm trùng.
  • Khó khăn trong việc đi tiểu, có thể kích thước sỏi thận đã lớn gây cản trở việc thoát nước tiểu ra ngoài.

Sỏi thận và sỏi tiết niệu cần được điều trị sớm để tránh dẫn đến biến chứng suy thận.

Phương pháp điều trị sỏi thận và sỏi tiết niệu

Để điều trị sỏi thận và sỏi tiết niệu thì cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Bác sĩ cần xác định về kích thước, số lượng cũng như vị trí sỏi để quyết định phương án điều trị sỏi thận phù hợp. Tình trạng sức khỏe của người bệnh cũng rất quan trọng đến việc điều trị như thế nào.

Đối với trường hợp sỏi thận bé, thì người bệnh có thể tự đào thải ra ngoài bằng đường tiểu một cách tự nhiên mà không cần bác sĩ can thiệp.

Người bệnh lúc này chỉ cần uống nhiều nước để quá trình đào thải diễn ra dễ dàng hơn. Nhiều trường hợp sỏi nhỏ nhưng có dấu hiệu nhiễm trùng thì sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau và kháng sinh.

Đối với trường hợp sỏi thận không thể tự đào thải ra ngoài, lúc này bác sĩ sẽ cần phải can thiệp điều trị, thậm chí là mổ sỏi thận mở. Nguyên nhân sỏi thận không thể đào thải ra ngoài là do kích thước lớn, sỏi thận kích thước bao nhiêu thì cần phải mổ thì câu trả lời là từ 10mm trở lên. Quy trình mổ lấy sỏi bao gồm:

  • Soi niệu quản: Bác sĩ sẽ dùng một công cụ dài mỏng, có kính quan sát tìm sỏi, sau đó sỏi được phá bỏ thành những mảnh nhỏ rồi gắp ra ngoài.
  • Dùng sóng xung tán sỏi ra ngoài cơ thể: Bác sĩ phá vỡ sỏi thận bằng sóng xung kích thành những mảnh nhỏ để cơ thể dễ dàng thải ra ngoài.
  • Phẫu thuật lấy sỏi qua da: Thường sử dụng trong trường hợp sỏi thận nằm ở vị trí khó lấy ra ngoài hoặc viên sỏi thận quá lớn.
  • Phẫu thuật mở: Chỉ áp dụng trong trường hợp khẩn cấp phải mổ để lấy sỏi thận ra ngay lập tức, hoặc chức năng của người bệnh kém.

Bên cạnh việc dùng những phương pháp điều trị y khoa, bạn có thể hỗ trợ điều trị sỏi thận bằng những phương thuốc Đông y. Những bài thuốc từ tự nhiên này an toàn, không gây tác dụng phụ và công dụng cũng vô cùng hiệu quả.

Uống nhiều nước để giúp sỏi thận dễ dàng đào thải ra ngoài cơ thể một cách tự nhiên.

Phòng ngừa sỏi thận và sỏi tiết niệu như thế nào?

Chủ động phòng ngừa bệnh là cách duy nhất giúp bạn không phải đối diện với căn bệnh này.

Để phòng ngừa sỏi thận và sỏi tiết niệu thì chúng tôi khuyên bạn nên thực hiện một số lời khuyên sau đây để phần nào bảo vệ bản thân và người trong gia đình trước căn bệnh này. Cũng như là hạn chế diễn tiến của bệnh.

  • Uống nước thường xuyên và đầy đủ, nhất là sau khi cơ thể đổ mồ hôi nhiều.
  • Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cuộc sống sinh hoạt lành mạnh, thường xuyên tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.
  • Nếu cơ thể xuất hiện những dấu hiệu liên quan đến sỏi thận thì ngay lập tức đến khám bác sĩ.

Phòng và điều trị sỏi thận và sỏi tiết niệu sớm sẽ giúp bạn tránh được những biến chứng nguy hiểm của bệnh nhất là biến chứng suy thận. Tuyệt đối không nên tự ý điều trị sỏi thận tại nhà.

Mọi thông tin trong bài viết đều mang tính chất tham khảo, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *