Nhận biết bệnh thông qua những hình ảnh lông quặm

Theo dõi các hình ảnh lông quặm sẽ thấy bờ mi bị cuộn vào trong nhãn cầu. Hậu quả của việc này là lông mi sẽ cọ xát vào giác mạc (tròng đen) và kết mạc (tròng trắng), gây tổn thương mắt. Quặm mi có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh (quặm bẩm sinh), hoặc quặm ở người già (do sự lỏng lẻo của các mô nâng đỡ mi do lão hóa, do đau mắt hột, chấn thương…).

Nguyên nhân bị lông quặm

Nguyên nhân phổ biến nhất của lông quặm là do sự lỏng lẻo của các mô nâng đỡ mi do lão hóa. Hậu quả là bờ mi bị cuộn vào trong nhãn cầu. Các nguyên nhân khác là do sẹo mặt trong mi gây ra do viêm, mắt hột chấn thương hay bẩm sinh.

1. Quặm do tuổi già: Quặm do tuổi già thường ở mi dưới. Quặm ở tuổi già phần lớn là do tiêu mỡ hốc mắt, làm mất chỗ dựa phía sau của mi khiến cho bờ mi bị đổ ra sau và vào trong.

2. Quặm bẩm sinh: Bờ mi lộn vào trong do khuyết tật cấu trúc của sụn mi, tăng sản cơ vòng mi và lớp da.

3. Quặm do sẹo: Là một biến chứng muộn của những bệnh kết mạc và sụn mi đôi khi sụn mi mắt bị uốn cong vào trong, xuất hiện sẹo ở phần kết mạc, một phần mi có thể bị dính vào.

4. Quặm do co thắt: Chủ yếu ở mi dưới, xảy ra ở người lớn khi có co thắt mi mạn tính (do sang chấn sau phẫu thuật, viêm ở mắt). Bệnh nhân nheo mắt kéo dài làm cho bờ mi bị cuộn vào trong. Sự kích thích giác mạc làm cho quặm ngày càng nặng thêm.

Phân biệt giữa hình ảnh lông quặm và lông xiêu

Lông quặm là tình trạng bờ mi mắt bị cuộn vào trong, đẩy hàng lông mi vào phía nhãn cầu. Nguyên nhân gây quặm mi chủ yếu là do lão hóa, sẹo bên trong mặt ngoài của mi mắt gây viêm, tổn thương hay nhiễm trùng mãn tính. Quặm mi có thể gây ra các triệu chứng như chảy nước mắt quá nhiều, đóng vảy cứng ở mi mắt và tiết dịch nhầy, cảm giác cộm, đau mắt khi nhìn thấy ánh sáng chói, thị lực mờ.

Khác với các hình ảnh lông quặm, lông xiêu là tình trạng một số ít những sợi lông mi mọc ngược hướng vào phía nhãn cầu, còn bờ mi mắt vẫn ở vị trí bình thường. Nguyên nhân gây ra tình trạng lông xiêu là do sẹo vùng bờ mi sau khi bị bệnh mắt hột, bị chấn thương hoặc làm phẫu thuật,…

Hình ảnh lông quặm bẩm sinh gặp ở trẻ em từ khi mới sinh ra

Hình ảnh lông quặm hoặc lông xiêu trong thời gian dài mà không được điều trị thì có thể dẫn đến sẹo giác mạc, viêm giác mạc, thậm chí mù lòa. Vì vậy, bạn nên đi khám chuyên khoa mắt để các bác sĩ chẩn đoán chính xác bạn bị quặm mi hay lông xiêu và có hướng điều trị cho bạn.

Có nhiều bé bị lông quặm bẩm sinh từ khi mới sinh ra, có thể phát triển ngày càng nặng thêm nếu không được điều trị. Tỷ lệ quặm bẩm sinh mi dưới ở trẻ em là khoảng 2 % (Theo Bệnh viện Mắt Trung ương). Khi bị quặm trẻ khó chịu hay dụi mắt, chảy nước mắt gây viêm kết mạc, trợt biểu mô và nặng hơn là viêm loét giác mạc để lại sẹo gây giảm thị lực. Đến nay điều trị quặm vẫn chủ yếu là phẫu thuật.

Đánh giá chiều dài và mức độ quặm trên lâm sàng

Chiều dài của quặm: Từ điểm lệ quản ra phía ngoài chia 4 mức độ:

  • Mức độ I: Quặm chiếm ¼ chiều dài bờ mi.
  • Mức độ II: Quặm chiếm 1/3 chiều dài bờ mi.
  • Mức độ III: Quặm chiếm ½ chiều dài bờ mi.
  • Mức độ IV: Quặm chiếm 2/3 chiều dài bờ mi đến cả mi.

Mức độ quặm: Tính bằng da mi thừa.

  • Độ I: Thừa khoảng ≤ 2mm da mi.
  • Độ II: Thừa khoảng 3mm da mi.
  • Độ III: Thừa khoảng ≥ 3mm da mi.

Triệu chứng lông quặm ở mắt

Việc lông mi cọ liên tục vào giác mạc và kết mạc có thể gây ra các triệu chứng sau:

  • Chảy nước mắt quá mức.
  • Mắt có nhiều ghèn theo dõi hình ảnh lông quặm sẽ thấy rõ điều này.
  • Cộm xốn như có cát trong mắt.
  • Đau khi tiếp xúc với ánh sáng.
  • Nhìn mờ.

Biến chứng lông quặm ở mắt

Hình ảnh lông quặm trên mắt kéo dài nếu không được chữa trị có thể dẫn đến sẹo giác mạc và làm tăng nguy cơ viêm loét giác mạc. Hậu quả trước tiên là giảm thị lực và về lâu dài sẽ dẫn tới tình trạng mù lòa vĩnh viễn. Do đó nên chữa triệt để tình trạng lông quặm trước khi xuất hiện biến chứng nguy hiểm này. Nếu bệnh nhân bị lông quặm mà cần phẫu thuật đục thủy tinh thể thì nên phẫu thuật quặm trước khi phẫu thuật thủy tinh thể.

Sử dụng thuốc kháng sinh có chứa Tobramicin, Erythromycin… dưới dạng thuốc mỡ tra 3 lần/ngày để điều trị lông quặm

Điều trị quặm mi mắt

  • Sử dụng thuốc kháng sinh có chứa Tobramicin, Erythromycin… dưới dạng thuốc mỡ tra 3 lần/ngày để điều trị.
  • Tạm thời có thể dùng băng dính lật bờ mi ra xa nhãn cầu.
  • Phẫu thuật là phương pháp duy nhất giúp điều trị triệt để tình trạng lông quặm nhằm làm cho khít lại mi và những chỗ bám vào của mi. Qua đó thiết lập lại tính đàn hồi và vị trí bình thường của mi. Nếu vì lý do nào đó bạn cần trì hoãn phẫu thuật thì bác sĩ sẽ treo hoặc khâu da mi phía thái dương để bảo vệ mắt tạm thời. Chi phí mổ lông quặm tùy thuộc vào tình trạng bệnh và tùy vào cơ sở điều trị.

Nước mắt nhân tạo thường được sử dụng đi kèm. Tuy nhiên đây không là phương pháp có tính lâu dài. Tình trạng lông quặm làm tăng kích thích kết giác mạc, trong những trường hợp nặng có thể dẫn đến nhìn mờ hoặc thậm chí mù lòa. Do đó, người bệnh nên đến khám bác sĩ nhãn khoa để được tư vấn và điều trị sớm khi thấy những hình ảnh lông quặm với các triệu chứng phổ biến trên.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *