Biết cách so sánh bệnh bướu cổ và bệnh bazodo, điểm giống và khác nhau để có cái nhìn đúng đắn về biểu hiện, cách điều trị hai bệnh này.
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nằm trước cổ, tiết ra nội tiết tố Thyroxin (T4) có vai trò điều hòa nhiều hoạt động sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Khi có sự rối loạn chức năng của tuyến giáp có thể gây ra các bệnh cường tuyến giáp trạng, suy tuyến giáp, bướu lành tuyến giáp trạng và ung thư tuyến giáp trạng.
Các bệnh hay gặp về tuyến giáp
- Bướu cổ đơn thuần: là bướu giáp không có rối loạn chức năng được phân làm 3 loại: bướu giáp nhân là chỉ có một nhân), bướu giáp đa nhân là có nhiều nhân và bướu giáp lan tỏa là không có nhân.
- Bệnh viêm tuyến giáp, hay gặp là bệnh viêm tuyến giáp mạn tính tự miễn (bệnh Hashimoto), bệnh viêm tuyến giáp bán cấp De Quervain, viêm tuyến giáp Riedel, viêm tuyến giáp cấp tính. Rất ít trường hợp viêm tuyến giáp đi kèm với rối loạn chức năng giáp.
- Bệnh bướu giáp có cường chức năng, hay gặp nhất là bệnh Bazodo với triệu chứng điển hình là bướu giáp lan tỏa, mạch nhanh, mắt lồi và run tay. Một số bệnh bướu giáp có cường chức năng khác là: bướu nhân nhiễm độc hay còn gọi là bệnh Plummer, bệnh bướu đa nhân nhiễm độc, nhiễm độc giáp do thuốc.
- Các bệnh bướu giáp có nhược chức năng, hay gặp là nhược năng giáp bẩm sinh dân gian hay gọi là bướu cổ đần độn và một số trường hợp viêm tuyến giáp.
Rất nhiều người chưa so sánh bệnh bướu cổ và bệnh bazodo điểm giống và khác nhau như thế nào. Thực chất chúng có nhiều điểm khác biệt.
So sánh bệnh bướu cổ và bệnh bazodo
Bướu cổ đơn thuần: là sự phì đại tuyến giáp nhưng không phải do suy tuyến giáp, viêm hay ung thư và quan trọng nhất là chức năng tuyến giáp vẫn bình thường. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do thiếu hut Iốt trong cơ thể gây ra nhưng không phải cứ bổ sung đủ I ốt là hết bệnh.
Biểu hiện của bệnh là: tuyến giáp to hơn bình thường tùy từng mức độ của bệnh; cảm giác nghẹt vùng cổ; nuốt vướng; tinh thần lo lắng; bề mặt bướu nhẵn và đều, bướu không đau và di động khi nuốt.
Bướu có thể tự khỏi; có khi bướu tồn tại nhiều năm. Việc điều trị phụ thuộc vào loại bướu và giai đoạn phát triển. Ban đầu sẽ tiến hành sinh thiết bướu cổ để sàng lọc ung thư và bướu cổ ác tính. Các phương pháp điều trị là dùng thuốc nội tiết tố uống; phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến giáp.
Bazodo: là bệnh hay gặp, bệnh thường có biểu hiện của hội chứng cường giáp: ăn nhiều, sụt cân rất nhiều, tinh thần bất ổn, mất ngủ hoặc khó ngủ, run tay, lồi mắt…và kèm theo bướu giáp lan tỏa. Để chẩn đoán bệnh ngoài các triệu chứng lâm sàng người bệnh cần phải làm một số các xét nghiệm chuyên biệt.
Bazodo là bệnh rất nguy hiểm nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách, sẽ gây nguy hiểm cho hệ tim mạch như bệnh nhân sẽ tử vong trong tình trạng suy tim, kiệt sức và đặc biệt là trong tình trạng cơn bão giáp – là một biến chứng rất nặng của bệnh.
So sánh bệnh bướu cổ và bệnh bazodo – Cách điều trị bệnh cũng khác nhau
- Đối với bệnh Bazodo: Mặc dù đến nay, những hiểu biết về cơ chế bệnh sinh của Basedow đã tương đối rõ ràng, nhưng vẫn chưa có một loại thuốc hay phương pháp chữa trị nào giải quyết được nguyên nhân sinh bệnh. Chủ yếu vẫn là chữa trị cường năng tuyến giáp bằng một trong ba phương pháp căn bản: Điều trị nội khoa với thuốc kháng giáp tổng hợp, chữa trị bằng phẫu thuật và chữa trị bằng I-ốt đồng vị phóng xạ.
Mỗi phương pháp chữa trị đều có ưu và nhược điểm khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp nào, cần có sự giải đáp của bác sĩ chuyên khoa dựa và tùy thuộc vào tình hình bệnh tật, điều kiện xã hội, hoàn cảnh cụ thể của mỗi bệnh nhân.
- Đối với bướu cổ đơn thuần: Ăn muối I-ốt, và một số thức ăn có nhiều I-ốt như hải sản, trứng, sữa,… Khi bướu to chữa trị bằng thuốc hormone giáp: L.Thyroxin theo sự chỉ dẫn cửa bác sĩ.
Điều trị Bazodo, chủ yếu vẫn là điều trị cường năng tuyến giáp với ba phương pháp căn bản: Ðiều trị nội khoa với thuốc kháng giáp tổng hợp, điều trị bằng iode đồng vị phóng xạ hoặc điều trị bằng phẫu thuật. Mỗi phương pháp sẽ có ưu và nhược điểm khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp nào sẽ tùy thuộc vào tình hình bệnh của bạn, yếu tố xã hội, điều kiện hoàn cảnh và sẽ được các bác sĩ đưa ra lời khuyên nhất định.
Tại sao Bazodo bị lồi mắt?
So sánh bệnh bướu cổ và bệnh bazodo điểm khác biệt rõ rệt nhất là chứng lồi mắt ở người bệnh bazodo còn bướu cổ đơn thuần thì không. Lồi mắt có thể xuất hiện trước, trong hoặc sau khi điều trị bệnh dù là điều trị nội khoa, Iot phóng xạ hay ngoại khoa. Đây là triệu chứng hay gặp trong bệnh Bazodo (22%-80%).
Thường là lồi mắt hai bên nhưng có trường hợp chỉ lồi mắt một bên. Cơ chế của triệu chứng này chủ yếu là do rối loạn chuyển hoá ở vùng sau nhãn cầu, gây phù nề, tăng sinh tổ chức liên kết lỏng lẻo và do đó làm tăng thể tích của vùng này dẫn đến lồi mắt.
Ngoài chứng lồi mắt, bệnh nhân còn có thể cảm thấy chói mắt, hay chảy nước mắt, cảm thấy rất nóng rát hay như có bụi bay vào mắt. Bên mắt lồi thường long lanh hơn bình thường, ít chớp mắt, người bệnh thường không nhắm kín mắt khi ngủ. Khi bị lồi quá mức, mắt sẽ không nhắm kín, mi hở nên giác mạc dễ viêm loét và tổn thương. Việc điều trị sớm rất hiệu quả, bệnh nhân sẽ hết chứng lồi mắt.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.