Tán sỏi thận – điều trị nhanh chóng, không cần mổ

Bệnh sỏi thận giờ đây không cần phải phẫu thuật nặng nề nữa, phương pháp điều trị bệnh sỏi bằng tán sỏi thận được thực hiện dưới tác dụng của tia laser và nội soi ống mềm chỉ tác động từ bên ngoài cơ thể, giúp việc điều trị bệnh sỏi thận trở nên dễ dàng hơn và được nhiều bệnh viện thực hiện chữa trị cho bệnh nhân.

Phương pháp điều trị sỏi thận – tán sỏi thận

Tán sỏi thận là phương pháp điều trị nội soi ngược dòng bằng tia laser, chỉ cần điều trị ngoài cơ thể không cần phải mổ trong quá trình điều trị.

Trước đây, mổ lấy sỏi là phẫu thuật cần thiết cho bệnh nhân sỏi niệu quản, sỏi thận. Tuy nhiên phương pháp phẫu thuật cổ điển này lại mang tính xâm hại cao do phải rạch cơ thành bụng, rạch niệu quản, gây đau đớn, nguy cơ nhiễm khuẩn và biến chứng hẹp niệu quản, thời gian bình phục kéo dài cho bệnh nhân.

Phương pháp nội soi sỏi niệu quản ngược dòng bằng laser tiên tiến, hiện đại, không làm tổn hại đến các mô trên cơ thể, hầu hết không xảy ra biến chứng trong và sau mổ. Kỹ thuật này đã trở thành giải pháp điều trị tối ưu bệnh sỏi đường tiết niệu, được áp dụng phổ biến trên thế giới và các bệnh viện tuyến trung ương của Việt Nam.

Ưu điểm của phương pháp điều trị sỏi thận bằng tán sỏi ngoài cơ thể

Tán sỏi thận là phương pháp điều trị sỏi thận tiên tiến nhất hiện nay. Máy hoạt động theo nguyên lý dùng sóng chấn động ở bên ngoài cơ thể, tập trung vào viên sỏi với một áp lực lớn khiến viên sỏi vỡ và và sau đó theo nước tiểu ra ngoài. Một số ưu điểm của phương pháp tán sỏi thận:

  • Điều trị không cần phẫu thuật.
  • Điều trị không mổ nên tránh được những biến chứng sau mổ.
  • Điều trị nhẹ nhàng, ít đau, thời gian thực hiện ngắn.
  • Khả năng phục hồi sau điều trị nhanh.
  • Ít tổn hại đến thận ảnh hưởng của tán sỏi ngoài cơ thể tới chức năng thận <1%, trong khi đó nếu dùng phương pháp mổ mở lấy sỏi có thể gây mất đi hơn 30% chức năng thận do chính đường rạch trên nhu mô thận.
  • Khắc phục được tình trạng sót sỏi. Đây là ưu điểm đặc biệt của phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể.
Sỏi thận kích thước lớn cần được tán sỏi thận

Tán sỏi thận có bị biến chứng không?

Biến chứng do tán sỏi thận được xét thấy có tỉ lệ rất thấp, biến chứng thường nhẹ và đa số có thể điều trị nội khoa cho kết quả tốt.

Các biến chứng thường gặp khi tán sỏi thận là do một số nguyên nhân trong quá trình điều trị gây ra như: do máy tán sỏi, kỹ thuật tán sỏi và trình độ, kinh nghiệm chuyên môn của bác sĩ thực hiện.

Thường bệnh nhân bị đau tại vị trí da tiếp xúc với bầu nước của máy tán sỏi và đau tạng (gan, thận, tụy, lách) do căng bao thận và tổ chức quanh thận. Bệnh nhân cũng có thể bị đốm xuất huyết hay vết bầm da tại vị trí da tiếp xúc với bầu nước của máy tán sỏi.

Ngoài ra, tiểu máu (nhiều hoặc ít), tổn thương đụng dập thận sau tán sỏi cũng là biến chứng thường gặp ở hầu hết bệnh nhân được tán sỏi.

Bệnh nhân còn có thể bị một số tai biến, biến chứng ít gặp hơn như máu tụ dưới bao thận, chuỗi sỏi vụn bị kẹt ở niệu quản do sỏi vỡ vụn thoát xuống niệu quản nhiều và nhanh, nhiễm trùng niệu diễn tiến do bệnh nhân đã bị nhiễm trùng niệu mà không được điều trị tích cực trước tán sỏi hoặc do vi khuẩn được phóng thích vào nước tiểu khi sỏi vỡ vụn…

Đặc biệt, bệnh nhân có thể gặp một trong số những biến chứng ít gặp sau:

  • Vỡ thận, vỡ gan, vỡ lách,…
  • Ho ra máu.
  • Tràn máu màng phổi.
  • Viêm tụy gây tăng Amylase trong máu và nước tiểu.
  • Xuất huyết ruột non, đau do thắt ruột.
Phương pháp tán sỏi thận

Cách phòng ngừa sỏi thận tái phát

Sau khi điều trị sỏi thận bằng phương pháp tán sỏi thận bạn nên thực hiện các cách phòng ngừa sỏi thận sau để tránh bệnh tái phát.

  • Uống nhiều nước mỗi ngày khoảng 1,5 – 2 lít nước lọc.
  • Kết hợp uống nước đỗ đen, nước hoa quả có tính mát, lợi tiểu, thải canxi.
  • Hạn chế ăn thực phẩm như lòng lợn, óc động vật,… dễ gây sỏi.
  • Uống kèm một số thuốc giúp kiểm soát lượng khoáng chất phát triển trong nước tiểu.
  • Giảm lượng thức ăn chứa nhiều oxalat, canxi như các loại quả hạnh, sô-cô-la, nước chè, rau chân vịt, dâu tây, ăn ít đạm động vật.

Sỏi thận là căn bệnh nguy hiểm với nhiều biến chứng phức tạp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó bạn hãy chú ý nhiều hơn đến những thay đổi của cơ thể nếu có dấu hiệu liên quan đến bệnh. Phát hiện bệnh sớm là cách điều trị bệnh hiệu quả nhất.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *