Thủy đậu mọc trong tai và biến chứng nguy hiểm đừng chủ quan

Bị viêm tai, viêm tai ngoài, viêm tai giữa là biến chứng do thủy đậu mọc trong tai gây ra và đây cũng là biến chứng chung của người bệnh thủy đậu.

Thủy đậu mọc trong tai là một trong những biểu hiện chung mà người bệnh gặp phải, so với vùng mặt hoặc các chi thì việc điều trị các nốt mụn ban ở vị trí này hẳn sẽ khó khăn hơn. Vậy liệu nó có khó để chữa trị và có để lại biến chứng nguy hiểm nào không?

Thủy đậu mọc trong tai như thế nào?

Thủy đậu là căn bệnh truyền nhiễm thường gặp, cần cách ly người bệnh ở những nơi đông người để tránh bùng phát thành dịch.

Sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, giai đoạn ủ bệnh thường 10 – 20 người, trong khoảng thời gian này chưa có những biểu hiện rõ rệt nên người bệnh khó nhận biết.

Khi những nốt ban đỏ bắt đầu nổi cũng là lúc bạn đã chắc chắn rằng mình bị nhiễm bệnh. Những nốt ban này bắt đầu nổi ở vùng mặt, mắt, các chi, sau đó nhanh chóng lan ra toàn thân trong 12 – 24 giờ sau.

Bên cạnh đó, vùng tai cũng là vị trí mà các nốt ban này có thể xuất hiện. Trường hợp này thường khiến người bệnh khá lo lắng bởi vì khó điều trị cũng như có thể gây ảnh hưởng đến thính giác.

Cũng giống như các vị trí khác, những nốt mụn ban này mọc nhiều hay thưa thớt trong tai tùy theo tình trạng nặng hay nhẹ.

Những nốt ban nổi ở vùng mặt, mắt, các chi nhanh chóng lan toàn thân sau 12 – 24 giờ phát bệnh

Đừng chủ quan với biến chứng do thủy đậu mọc trong tai

Biến chứng thủy đậu mọc trong tai có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Dù mọc ở vị trí nào cũng có nguy cơ để lại biến chứng nguy hiểm nếu không chủ động chữa trị kịp thời.

Thói quen gãy ngứa có thể làm các nốt mụn nước lở loét, gây viêm nhiễm tai, tình trạng nhiễm trùng có chứa dịch mủ gây bội nhiễm vi khuẩn.

Bị viêm tai, viêm tai ngoài, viêm tai giữa là biến chứng do thủy đậu mọc trong tai gây ra và đây cũng là biến chứng chung của người bệnh thủy đậu. Trong trường hợp nặng có thể làm hỏng thính giác, gây điếc tai. 

Bên cạnh đó, thủy đậu mọc trong tai cũng có nguy cơ để lại các biến chứng nguy hiểm khác như : viêm phổi, viêm não, viêm thanh quản, nhiễm trùng huyết, xuất huyết,…

Chữa trị nốt thủy đậu trong tai có khó khăn không?

Bị nổi mụn nước ở tai gây khó khăn cho người bệnh về vấn đề chăm sóc, việc chăm sóc cũng trở nên phiền toái hơn. Tuy nhiên người bệnh vẫn phải theo dõi cẩn thận, vệ sinh sạch sẽ để tránh tình trạng viêm nhiễm xảy ra.

Hiện chưa vẫn có thuốc đặc trị cho căn bệnh này, tuy nhiên để các nốt thủy đậu nhanh đóng vảy, người bệnh cần tuân theo các biện pháp chữa trị bệnh thủy đậu.

  • Bôi dung dịch xanh metylen lên các nốt ban, tuy nhiên dung dịch nên được sự chỉ định của bác sĩ.
  • Đảm bảo vệ sinh thân thể, nơi ở, những nơi tiếp xúc.
  • Nằm cách ly ở phòng thoáng mát, sạch sẽ.
  • Thức ăn nên chế biến dạng mềm, dễ tiêu hóa.
  • Hạn chế các thức ăn như gà, dầu mỡ có thể làm nốt ban lây lan nhiều hơn.
  • Cắt móng tay, đeo bao tay cho trẻ.
  • Tắm bằng nước ấm, hạn chế ra gió, kiêng nước lạnh.
Chủ động tiêm ngừa để phòng bệnh thủy đậu

Bên cạnh đó, nếu trẻ em bị nhiễm bệnh, phụ huynh nên đưa con đi khám bệnh để chuyên gia đề xuất biện pháp chữa trị phù hợp theo tình trạng của trẻ.

Cũng như các vị trí khác, thủy đậu mọc trong tai cũng có khả năng để lại biến chứng nguy hiểm nếu như không được phát hiện và điều trị sớm. Chủ động tiêm phòng vắc xin là biện pháp phòng bệnh đơn giản và hiệu quả được các chuyên gia khuyến cáo. Chúc bạn và người thân sẽ phòng bệnh thật tốt nhé!

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *