Trả lời: bệnh nấm mắt có nguy hiểm không?

Bệnh nấm mắt là chứng bệnh rất hiếm gặp, vì thế ít người biết đến căn bệnh này. Vậy bệnh nấm mắt có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng mắt có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như do vi khuẩn, virus, amip và nấm. Nhiễm trùng mắt do nấm mắt rất hiếm, các loại nấm phổ biến gây nhiễm trùng mắt là Fusarium, có thể sống trong môi trường bình thường; Aspergillus, thường là loại nấm sống trong môi trường trong nhà và ngoài trời; Candida là loại nấm men thường sống trên da người và trên màng nhầy. Vậy bệnh nấm mắt có nguy hiểm không?

Thông tin chung về bệnh nấm mắt

Trước khi biết về bệnh nấm mắt có nguy hiểm không, ta cùng nên tìm hiểu một số thông tin về chứng bệnh này. Có đến hơn 50 loài nấm mốc tồn tại trong môi trường quanh ta. Tùy vùng địa lý, tùy nhiệt độ, môi trường, độ ẩm, trình độ vệ sinh mà người bị nấm mắt chiếm từ 3-28%. Việt Nam là vùng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, nông nghiệp là ngành nghề chính nên tỉ lệ bệnh nấm mắt cao.

Khi có hàng rào biểu mô giác mạc kín, tốt, sạch sẽ bảo vệ tốt nhất, ngăn chặn không cho các loại nấm xâm nhập vào mắt. Ở các nước phương Tây, các chuyên gia không dùng từ nấm mắt mà họ dùng từ nấm giác mạc, bởi vì họ thấy phải qua nhiều sự tổn thương giác mạc, nấm mới có thể xâm nhập vào sâu vào nội nhãn để hình thành bệnh nấm cho mắt.

Nguồn nhiễm nấm mắt chủ yếu là từ các loại thảo mộc mà nấm sợi là chủ yếu. Nấm sợi Aspergillus được tìm thấy nhiều hơn nấm sợi Fusarium, nhưng nếu bạn bị nấm sợi Fusarium thì tổn thương sẽ nặng nề hơn so với nấm Aspergillus. Nhiễm nấm men tại mắt là trường hợp ít gặp hơn nấm sợi.

Tổn thương mắt do nấm men gây ra thường trên cơ địa mắt đã có các tổn thương trước đó như viêm giác mạc biểu mô dài ngày, chứng khô mắt, Herpes mắt, tra mắt bằng Cortisol hoặc dùng cortisol đường toàn thân, đeo kính tiếp xúc nhiều sau ghép giác mạc.

Khi vào mắt, các loại nấm sợi hay nấm men đều phát sinh các độc tố loại hoạt hóa các men phân hủy protein làm hủy hoại màng mắt.

Nguyên nhân gây nấm mắt

Viêm loét giác mạc do nấm là bệnh nhiễm trùng giác mạc khá khó điều trị do môi trường ngày càng ô nhiễm bởi khói bụi; người công nhân làm việc trong môi trường ô nhiễm chưa chú trọng vấn đề sử dụng bảo hộ lao động khi làm việc (đặc biệt là những nghề có nguy cơ cao nhiễm bệnh như xây dựng cầu đường, công nhân vệ sinh, thợ xây, nông dân, người khai phá nương rẫy, làm việc khai thác cây rừng, thợ mộc,…). Vậy nấm mắt có lây không?

Bệnh nấm mắt có nguy hiểm không? Câu trả lời là có

Vì vậy, khi gặp phải bệnh về mắt tốt nhất bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa mắt để được bác sĩ thăm khám và điều trị hiệu quả hơn. Bệnh nhân không nên tự ra hiệu thuốc để mua thuốc về tra, nhỏ mắt vì sẽ làm cho tình trạng bệnh ngày càng thêm nặng, gây ra những biến chứng nhiễm trùng, mất rất nhiều thời gian điều trị cũng như gây tốn kém về tiền bạc.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh nắm mắt

Bệnh nhân bị bệnh nấm mắt thường là do các loại nấm sau đây: Candida, Peniallium Fusarium, Aspergillen,… Biểu hiện bệnh nấm mắt giai đoạn đầu thường ít rầm rộ như trong các chứng bệnh nhiễm khuẩn, người bệnh sẽ cảm giác cộm mắt, nhức mắt (mắt đau nhức âm ỉ, bất cứ một tác động nào cũng làm tăng cảm giác đau, từng lúc dội lên,); cảm thấy chói mắt, không dám mở mắt, sợ ánh sáng nên bệnh nhân luôn nhắm mắt lại; nhìn mờ dần, chảy nước mắt; vùng kết mạc đỏ quanh vùng rìa, giác mạc có đốm trắng đục. Vậy bệnh nấm mắt có nguy hiểm không?

Bệnh nấm mắt có nguy hiểm không?

Bệnh nấm mắt có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Bệnh nấm mắt là chứng bệnh vê mắt rất nguy hiểm và tiến triển nhanh chóng. Do đó nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách thì có thể gây ra chứng suy giảm thị lực vĩnh viễn, thậm chí gây mù lòa.

Phương pháp điều trị và chẩn đoán bệnh nấm mắt

Bệnh nấm mắt có nguy hiểm không, câu trả lời là có. Vì thế khi bị bệnh, bệnh nhân cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám điều trị. Xét nghiệm tìm nấm trên giác mạc có thể bao gồm soi tươi ( có thể chẩn đoán nhanh ở 50% trường hợp); nhuộm (PSA, Gram, Giemsa, Acridine organe, Griedley); cấy và kháng nấm đồ, chẩn đoán miễn dịch gồm tế bào và dịch thể ( phản ứng kết tủa, phản ứng ngưng tập, phản ứng miễn dịch huỳnh quang).

Điều trị bệnh nấm mắt bao gồm thuốc nhỏ mắt kháng nấm và thuốc uống. Nếu tình trạng bệnh nấm mắt nặng, điều trị bằng thuốc không có hiệu quả cao trong việc làm sạch các nhiễm trùng thì bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định phẫu thuật.

Cần chẩn đoán và điều trị bệnh nấm mắt sớm

Cách phòng bệnh nấm mắt

Đối với những người thường xuyên làm việc trong môi trường bụi bặm như công nhân xây dựng cầu đường, thợ xây, công nhân vệ sinh, thợ mộc, thợ làm vườn… khi làm việc cần đeo thêm kính bảo hộ cẩn thận. Giữ vệ sinh môi trường sạch sẽ, vệ sinh cá nhân thật tốt.

Khi bị dị vật bay vào mắt, bạn không nên lấy tay dụi mắt vì sẽ làm tăng nguy cơ gây trầy xước giác mạc, nên nhanh chóng tìm nước sạch để rửa mắt, nhúng mắt vào chậu đầy nước sạch hoặc rửa mắt bằng nước muối sinh lý.

Trong trường hợp bị chấn thương ở mắt, cần nhanh chóng lấy dị vật ra nếu dị vật ở vị trí nông, sau đó rửa mắt lại nhiều lần bằng nước muối sinh lý hoặc nước sôi để nguội. Nếu bệnh nhân cảm thấy có triệu chứng cộm mắt, nhức mắt nhiều, liên tục chảy nước mắt thì cần nhanh chóng đến bệnh viện có chuyên khoa mắt để điều trị.

Bệnh nấm mắt có nguy hiểm không? Bệnh nấm mắt là bệnh rất nguy hiểm, có thể dẫn đến mù lòa. Vì thế khi mắt bệnh, bệnh nhân cần được điều trị sớm và kịp thời để không gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *