Viêm mũi dị ứng ở trẻ em: Nguyên nhân và biểu hiện

Viêm mũi dị ứng dù không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại làm cho trẻ cảm thấy khó chịu. Hơn nữa, nếu không được điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng cho trẻ như viêm tai, viêm họng, viêm phế quản.

Vậy mẹ đã biết nguyên nhân cũng như biểu hiện bệnh viêm mũi dị ứng của con để có hướng chăm sóc và chữa trị cho con chưa?

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng cho trẻ nhỏ

Viêm mũi dị ứng là căn bệnh thường gặp ở trẻ, đây là tình trạng niêm mạc mũi bị viêm do dị ứng với các tác nhân bên trong và ngoài cơ thể. Khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng, cơ thể sẽ giải phóng histamin, gây ngứa, sưng và tích tụ chất lỏng ở bên trong mũi. Nguyên nhân trẻ bị viêm mũi dị ứng có thể là do:

Tác nhân do môi trường

Các tác nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ em tồn tại trong môi trường, trong nguồn không khí hàng ngày trẻ hít phải, như mạt bụi nhà, nấm mốc, con gián, lông vật nuôi, các hạt phấn hoa, các loại cỏ dại, mỹ phẩm, chất tẩy rửa,… gây kích thích niêm mạc hốc mũi, tạo điều kiện để viêm mũi dị ứng xuất hiện.

Các yếu tố nguy cơ

Cơ địa trẻ vốn nhạy cảm với dị ứng nguyên, gia đình có bố hoặc mẹ thường bị dị ứng hoặc trong phả hệ có người bị dị ứng, trẻ hay tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, như hít phải bụi nhà, lông chó mèo, phấn hoa, mỹ phẩm như nước hoa, phấn rôm, mùi thơm từ nước giặt, xả quần áo.

Bất thường giải phẫu về hốc mũi

Vẹo vách ngăn, quá phát cuốn mũi, quá phát VA vòm, VA vòi cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm mũi dị ứng ở trẻ em.

Trẻ bị ngứa mũi, muốn hắt xì liên tục.

Viêm mũi dị ứng tác động đến trẻ như thế nào?

Viêm mũi dị ứng không phải là bệnh lý trầm trọng, bệnh nhân hiếm khi phải nhập viện điều trị nhưng nó làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Trẻ sẽ thường xuyên bị mệt mỏi, đau đầu, mất tập trung, mất ngủ dẫn đến giảm khả năng học tập và phát triển thể chất.

Ngoài ra, nếu không điều trị nó có thể dẫn đến các biến chứng như hen phế quản, viêm xoang, polyp mũi, viêm họng, viêm tai thanh dịch.

Lứa tuổi nào ở trẻ có thể bị viêm mũi dị ứng?

Viêm mũi dị ứng có thể ảnh hưởng đến tất cả các lứa tuổi. Tuy nhiên cũng có một sốt khác biệt tùy theo lứa tuổi, mặc dù vậy sự khác biệt này là không thực sự rõ ràng.

Sự nhạy cảm với dị ứng ngoài nhà như phấn hoa có thể gây viêm mũi dị ứng ở trẻ lớn hơn 2 tuổi; tuy nhiên, phổ biến hơn ở trẻ em trên 4 tuổi. Trong khi đó, sự nhạy cảm với các chất gây dị ứng trong nhà như mạt nhà, gián… có thể xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi.

Biểu hiện bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Viêm mũi dị ứng thường làm xuất hiện một số dấu hiệu khiến trẻ cảm thấy khó chịu. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, học tập của trẻ nhỏ.

Dấu hiệu viêm mũi dị ứng ở trẻ dễ nhận thấy là:

  • Trẻ thường bị ngứa mũi, muốn hắt xì liên tục.
  • Chảy nước mũi, dịch mũi có màu trắng trong hoặc đục.
  • Trẻ thường xuyên bị nghẹt mũi, khò khè.
  • Đau họng, kèm theo đau nhức đầu, ngứa mắt, ù tai.
  • Trẻ mệt mỏi, chán ăn, bỏ ăn,…
  • Ở một số trường hợp trẻ bị chảy máu cam.
  • Tình trạng nặng có thể khiến bé bị ù tai, khó thở.

Đặc biệt ở những trẻ bị viêm mũi dị ứng không theo mùa, bệnh khởi phát quanh năm sẽ có những biểu hiện đặc trưng như: Trẻ thở bằng miệng, thói quen quẹt mũi,… Hay viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh có biểu hiện quấy khóc, lười ăn, bỏ ăn.

Các cách điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em bằng mẹo dân gian hiệu quả

Một số mẹo sử dụng nguyên liệu tự nhiên sẵn có tại nhà được nhiều mẹ áp dụng giúp cải thiện triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ em tại nhà như:

Trị viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh bằng nước muối: Mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý thấm vào tăm bông hoặc nhỏ trực tiếp vào mũi cho bé. Mỗi ngày 3 – 4 lần để giúp cải thiện tình trạng.

Mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý nhỏ trực tiếp vào mũi cho bé.

Dùng nước ép tỏi: Mẹ sử dụng 1 tép tỏi, ép lấy nước cốt rồi trộn với mật ong nguyên chất theo tỷ lệ bằng nhau. Sau khi vệ sinh sạch sẽ mũi cho trẻ thì nhỏ dung dịch này vào bên trong mũi của bé.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng ngải cứu: Mỗi ngày dùng một nắm lá ngải cứu đun nước uống hoặc kết hợp vào trong các món ăn như trứng rán ngải cứu để giúp cải thiện bệnh viêm mũi dị ứng.

Trên đây chỉ là những mẹo chữa theo kinh nghiệm dân gian. Do vậy trong trường hợp trẻ bị viêm mũi dị ứng nặng hoặc áp dụng nhiều ngày không hiệu quả mẹ nên chủ động lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp hơn.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *