Viêm nhiễm phụ khoa là tình trạng nhiễm trùng ở hệ sinh dục, với tỷ lệ viêm nhiễm ở những bạn gái trẻ đang gia tăng đột biến trong những năm gần đây. Theo thống kê, có tới 90% phụ nữ Việt mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, vì vậy chúng ta hãy nên tìm hiểu kỹ về bệnh này và cách phòng tránh hiệu quả tại nhà.
Viêm nhiễm phụ khoa là bệnh thường gặp ở nữ giới, không những cần chú ý cách chăm phụ nữ sau sinh để tránh những bệnh viêm nhiễm phụ khoa mà gần đây đang có xu hướng chuyển qua đồi trượng trẻ vị thành niên chưa có quan hệ tình dục, nguyên nhân chỉ vì sự thiếu hiểu biết về chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Đây là một thực trạng đáng báo động đối với các bậc phụ huynh, chúng ta nên theo dõi sự phát triển tâm sinh lý của con để có những phương pháp chữa trị phù hợp.
Những nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa ở trẻ vị thành niên
Mất cân bằng nội tiết tố
Sự thay đổi của nội tiết tố trong giai đoạn dậy thì và hậu dậy thì cũng là nguyên nhân khiến những bé gái dễ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh
Nếu như con bạn có dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa sau khi uống thuốc trong thời gian dài thì đó có thể là tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, vì vậy mẹ cần liên hệ với bác sĩ để được điều chỉnh liều lượng thuốc sao cho phù hợp.
Chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh
Khi cuộc sống ngày càng vội vã khiến cha mẹ không có thời gian quan tâm con, dẫn đến việc con có chế độ ăn không lành mạnh như ăn những thức ăn nhanh, những thực phẩm chế biến sẵn làm gia tăng tình trạng tăng giảm hormone không hợp lý, cùng với thói quen ăn uống thất thường, ít hoạt động thể lực cũng làm cho hệ miễn dịch của trẻ yếu đi, dễ mắc bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn gây bệnh.
Tăng sử dụng đậu tương và chế phẩm từ đậu tương như đậu phụ, sữa đậu nành… có thể làm tăng hormone và ảnh hưởng đến hệ nội tiết, kích thích bộ phận bị viêm nhiễm dẫn đến những bệnh phụ khoa nguy hiểm.
Thường xuyên bị stress, căng thẳng trong việc học tập
Trẻ em gái thường là đối tượng dễ bị stress và căng thẳng vì vấn đề học tập, các mối quan hệ bạn bè thậm chí là tình cảm nam nữ. Độ tuổi dậy thì khiến trẻ thay đổi tâm lý bất thường và dễ bị stress, từ đó dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt, khiến các bé bị trễ kinh, chậm kinh.
Ngoài ra chúng còn tác động đến những cơn đau bụng kinh, với những người thường xuyên bị stress kéo dài thường phải chịu những cơn đau bụng kinh dữ dội gấp 2 – 3 lần so với người bình thường.
Trẻ chưa biết cách vệ sinh vùng kín sạch sẽ, vệ sinh vùng kín quá sạch hoặc vệ sinh không đúng cách như chỉ dùng nước hoặc dùng sữa tắm, xà phòng không đúng độ PH để rửa vùng kín, điều này dễ làm thay đổi pH của âm đạo khiến cho môi trường vi khuẩn bên trong bị mất cân bằng và gây bệnh.
Các bệnh phụ khoa ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày, tâm lý cũng như sức khỏe sinh sản sau này của trẻ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây những biến chứng nguy hiểm như vô sinh, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.
Những dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa thường gặp ở trẻ dậy thì
- Đau vùng xương chậu khi hành kinh hoặc những cơn đau bụng trở nên trầm trọng hơn.
- Huyết trắng có mùi hoặc xuất huyết âm đạo bất thường giữa các kì kinh nguyệt.
- Kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, chậm kinh, mất kinh hoặc kéo dài hơn bình thường, chu kỳ kinh nguyệt không đều.
- Ngứa vùng kín, vùng kín có mùi hôi do huyết trắng bất thường tiết ra nhiều.
- Táo bón, đau rát khi đi tiểu.
- Buồn nôn, giảm cân hoặc thèm ăn bất thường, mệt mỏi…
Đây là những biểu hiện ban đầu của viêm nhiễm phụ khoa ở trẻ. Khi mẹ phát hiện những biểu hiện này của con cần đưa đến hoặc các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám chữa bệnh sớm, tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà làm tổn hại tới sức khỏe cũng như tâm lý của bản thân. Bệnh này nếu không được chữa trị đúng cách có thể gây tổn thương đến đường sinh dục dưới như âm hộ, âm đạo, cổ tử cung và thậm chí ảnh hưởng vòi trứng, buồng trứng của trẻ.
Những cách phòng chống viêm nhiễm phụ khoa tại nhà hiệu quả
- Mẹ nên hướng dẫn con vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách như không thụt rửa quá sâu, dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ đúng cách và có độ pH phù hợp với tuổi của trẻ.
- Thay quần lót hàng ngày, nên sử dụng quần làm bằng chất liệu thấm hút mồ hôi, phù hợp kích cỡ, không mặc quần quá chật hoặc bị ẩm ướt.
- Thường xuyên thay băng vệ sinh trong thời kỳ đèn đỏ, chú ý sử dụng thấm hút tốt và sau 4 giờ nên thay băng vệ sinh 1 lần.
- Bổ sung nhiều thực phẩm bổ dưỡng, đầy đủ chất và tăng cường tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Đưa trẻ đi khám phụ khoa định kỳ để có biện pháp xử lý kịp thời, đặc biệt là khi phát hiện vùng kín có dấu hiệu bất thường.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.