Ảnh hưởng của việc hạ đường huyết nặng đến đời sống người bệnh

Hạ đường huyết nặng ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của người bệnh. Vậy những ảnh hưởng đó là như thế nào và có nghiêm trọng không?

Hạ đường huyết là khi lượng đường trong máu giảm quá thấp (< 70 mg/dL). Bệnh này có thể xảy ra ở các đối tượng khác nhau nhưng chủ yếu là bệnh nhân đái tháo đường điều trị bằng insulin. Bệnh nhân có thể sẽ hạ đường huyết nếu: dùng thuốc không đúng liều, chế độ dinh dưỡng không cân đối, nhịn đói hoặc ăn quá muộn để cơ thể đói quá lâu, làm việc quá sức, dùng insulin quá liều.

Khi không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể nhanh chóng tử vong. Dấu hiệu của bệnh hạ đường huyết thường nhiều và đa dạng, dễ lẫn với một số bệnh khác, đôi khi rất khó phát hiện nhất là khi hạ đường huyết vào ban đêm. Các dấu hiệu hạ đường huyết nhẹ như: run rẩy, đổ mồ hôi, đánh trống ngực, da nhợt nhạt, mệt mỏi… dễ bị nhầm sang các bệnh khác như huyết áp, cảm.

Những ảnh hưởng của hạ đường huyết nặng

Hạ đường huyết làm việc điều trị bệnh đái tháo đường không hiệu quả

Do tâm lý sợ bị hạ đường huyết nên hầu hết bệnh nhân đều cố gắng ăn nhiều hơn để lần tiếp theo không  bị hạ đường huyết. Một số người bệnh tự ý giảm liều dùng insulin dẫn tới việc đường huyết không được kiểm soát tốt và để lâu dài sẽ dẫn tới đối nhiều biến chứng. Tất cả việc này làm giảm hiệu quả của quá trình điều trị bệnh đái tháo đường.

Hạ đường huyết trở thành gánh nặng cho nền kinh tế xã hội

Điều trị hạ đường huyết tốn khá nhiều chi phí y tế. Khi bị hạ đường huyết nặng, người bệnh phải nhập viện, điều trị, cần bác sĩ thăm khám… Các chi phí phát sinh trực tiếp đặc biệt tốn kém là chi phí về việc nhập viện, thường xuyên phải dùng que thử đường huyết, người lao động nhập viện nên năng suất lao động giảm. Theo một số nghiên cứu cho thấy thời gian nhập viện của bệnh nhân hạ đường huyết nặng có thể kéo dài lên đến 5 ngày.

Chất lượng đời sống giảm vì hạ đường huyết

Hạ đường huyết nặng sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh về thể chất cũng như tinh thần và các hoạt động trong xã hội. Theo một nghiên cứu cho thấy hầu hết người bệnh đái tháo đường bị hạ đường huyết đều giảm tới 36% khả năng hoạt động thể chất và 40% khả năng tập trung.

Hạ đường huyết làm giảm 40% khả năng tập trung.

Giải pháp ngăn ngừa nguy cơ hạ đường huyết

Hiện nay, việc nhận thức của phần lớn người bệnh về hạ đường huyết là chưa cao. Chính vì vậy cần phải tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người bệnh về biện pháp phòng ngừa và xử lí khi bị hạ đường huyết.

Tại các cơ sở y tế, khi tiến hành điều trị tiểu đường đều dùng các liệu trình điều trị khác nhau, chủ yếu là insulin và thuốc viên kiểm soát lượng đường trong máu, ngăn ngừa các biến chứng cho người bệnh. Do đó người bệnh bị tiểu đường nên tránh việc dùng insulin bừa bãi, cần phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bổ sung đầy đủ các thực phẩm có lợi cho việc ngăn ngừa hạ đường huyết như thịt trắng, đậu, ngũ cốc nguyên hạt.

Trên đây là những thông tin và giải pháp ngăn ngừa nguy cơ hạ đường huyết nặng. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có những thông tin hữu ích để chăm sóc tốt cho sức khỏe của mình và những người thân.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *