Viêm nhiễm phụ khoa sau sinh là tình trạng khá phổ biến ở thời kỳ sau sinh. Những bệnh lý này đa số là hệ quả của việc sinh khó, sinh kém chất lượng và không chăm sóc đúng cách sau sinh. Vì vật khi có những biểu hiện bất thường xuất hiện ở vùng kín thì mẹ nên được chữa trị sớm để mang lại hiệu quả cao.
Những bệnh phụ khoa thường gặp ở thai phụ sau sinh như sa tử cung, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung… thường có dấu hiệu rõ ràng và dễ nhận biết. Vì vậy mẹ nên chú ý và cần đến ngay bác sĩ khi phát hiện những bất thường của cơ thể.
Những bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường gặp ở mẹ sau sinh
Sa tử cung
Tử cung là bộ phận hoạt động nhiều nhất trong quá trình sinh con, đặc biệt là đối với những ca sinh khó như thời gian chuyển dạ lâu hay thai nhi lớn khiến tử cung bị tổn thương. Nếu mẹ không được chăm sóc đúng cách và vận động quá sức dễ dẫn đến tình trạng sa tử cung và sa tử cung cũng là 1 bệnh phụ khoa thường gặp nhất ở phụ nữ sau sinh.
Khi thấy những biểu hiện như đau âm ỉ vùng bụng dưới, cộm dưới hạ vị kèm theo những cơn đau tử cung dữ dội, tim đập nhanh thì có thể bạn đang có dấu hiệu của bệnh sa tử cung và cần được đưa đi chữa trị nhanh chóng.
Viêm âm đạo
Sau khi sinh, nồng độ hormone sinh dục gây ảnh hưởng tới pH sinh lý của âm đạo làm tăng nguy cơ phụ nữ sau sinh mắc bệnh viêm âm đạo cao lên tới 90%. Ngoài ra hệ miễn dịch suy yếu sau khi vượt cạn cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào âm đạo, nếu mẹ không có cách vệ sinh vùng kín đúng cách.
Những dấu hiệu của bệnh viêm âm đạo rất dễ nhận biết khi bạn cảm thấy vùng kín ngứa ngáy, thường xuyên gặp tình trạng tiểu xót và khí hư có mùi hôi khó chịu. Nếu tình trạng viêm nhiễm kéo dài sẽ khiến cho vùng kín sưng đỏ và đau rát, gây bất tiện lớn cho cuộc sống của mẹ sau sinh.
Vì vậy khi phát hiện những triệu chứng này bạn nên đến bác sĩ phụ sản để thăm khám, chứ không được tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào.
Viêm cổ tử cung
Viêm cổ tử cung thường xảy ra ở vùng niêm mạc, nơi dễ bị vi khuẩn tấn công sau khi sinh nếu mẹ không được vệ sinh cẩn thận và chăm sóc vùng kín đúng cách. Bệnh viêm cổ tử cung có thể dễ dàng chữa trị nếu được phát hiện sớm tuy nhiên nó cũng dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm như: áp xe xương chậu, viêm phúc mạc vùng chậu, sốc nhiễm trùng huyết.
Vì vậy bạn nên điểm qua những biểu hiện thường gặp nhất của bệnh viêm cổ tử cung như: đau âm ỉ vùng xương chậu và tiết dịch âm đạo bất thường như dịch có màu sắc khác thường, chứa mủ và có mùi hôi. Cơ thể mệt mỏi kèm theo những cơn sốt nhẹ và đau đầu, đặc biệt khó chịu khi đi đại tiện.
Tắc ống dẫn trứng
Nguyên nhân hàng đầu gây tắc ống dẫn trứng sau sinh là do mẹ bị sót nhau thai. Điều này gây ra tình trạng bế sản dịch sau sinh khiến vùng dưới luôn có cảm giác đau và khó chịu, sưng cứng ở phần bụng.
Ngoài ra còn có những biểu hiện khác như tăng dịch tiết âm đạo, rối loạn chức năng tiêu hóa, đau rát khi tiêu, tiểu tiện. Nếu tình trạng kéo dài có thể làm cơ thể mẹ kiệt sức và mệt mỏi, không có sức khỏe để nuôi con. Vì vậy sau khi sinh mẹ có những biểu hiện của tắc ống dẫn trứng thì nên đến ngay bệnh viện để kiểm tra nguyên nhân và có cách chữa trị phù hợp.
Viêm vùng chậu
Vùng chậu sau sinh sẽ trở nên kém đàn hồi và yếu đi nên dễ bị viêm nhiễm và tổn thương, từ đó ảnh hưởng đến tử cung, buồng trứng và gây nhiều bệnh lý nguy hiểm. Ngoài ra nếu trong quá trình sản dịch sau sinh mà mẹ không chăm sóc cẩn thận sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập, phát triển và gây viêm nhiễm gây viêm đại trực tràng, viêm đường tiết niệu.
Đây là một bệnh lý khá phổ biến với những thai phụ có sức khỏe yếu, với những biểu hiện như đau thắt lưng, cột sống khi cử động mạnh, khi ngồi lâu hay và thường xuyên bị tê chân, tay. Đây là bệnh lý rất nguy hiểm và ảnh hưởng liên đới đến nhiều bộ phận khác nên mẹ cần chú ý và chữa trị ngay khi phát hiện những triệu chứng đầu tiên.
Những cách phòng chống viêm nhiễm phụ khoa sau sinh
Tuân thủ đúng những hướng dẫn của bác sĩ về chăm sóc mẹ sau sinh tại nhà.
Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ hằng ngày, nhất là trong giai đoạn sản dịch bằng những dung dịch phụ khoa an toàn cho mẹ sau sinh.
Có chế độ ăn uống khoa học, sử dụng những thực phẩm sạch và có nguồn gốc rõ ràng, tránh những thức ăn cay nóng, đồ uống có gas, các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá… Chế độ ăn uống điều độ giúp mẹ mau chóng hồi phục và tránh bệnh tật.
Bổ sung đầy đủ các nhóm chất đường bột, đạm, chất béo tốt, vitamin và khoáng chất để mẹ mau chóng phục hồi các chức năng của cơ thể, đặc biệt là hệ miễn dịch.
Giữ tâm lý thoải mái và vui vẻ, tránh cho mẹ những áp lực dễ dẫn đến trầm cảm sau sinh và làm cho cơ thể suy yếu.
Thăm khám thường xuyên hết giai đoạn 6 tháng sau sinh và tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
Nếu có dấu hiệu bệnh phụ khoa thì nên điều trị sớm, tránh để viêm nhiễm kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.