Xử lý mùi hôi miệng là điều cần thiết vì hơi thở có mùi khó chịu không chỉ ảnh hưởng đến mọi người xung quanh mà còn là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý răng miệng.
Hôi miệng là điều mà mỗi người chúng ta không thể tránh khỏi. Nguyên nhân chủ yếu của chứng hôi miệng thường do vệ sinh răng miệng chưa tốt hoặc bắt nguồn từ những ổ sâu răng.
Hơi thở chúng ta thường có mùi hôi ở những thời điểm nhất định, nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn tích tụ ở sau lưỡi. Mức độ hôi miệng nhiều hay ít còn tùy thuộc vào những thời điểm khác nhau trong ngày. Buổi sáng khi thức dậy, nước bọt thường nặng mùi hơn những thời điểm khác trong ngày.
Tác nhân gây hôi miệng rất đa dạng:
- Khô miệng
- Vi khuẩn
- Bệnh mãn tính
- Căng thẳng
- Tác dụng phụ của thuốc
- Mảng bám trên lưỡi
- Uống rượu, hút thuốc nhiều
- Khối u khu vực miệng, lưỡi hay cổ họng
- Vấn đề sức khỏe răng miệng
Tùy theo bị hôi miệng do đâu mà có cách xử lý mùi hôi miệng khác nhau.
Xử lý mùi hôi miệng bằng cách vệ sinh răng miệng
Đa phần mùi hôi miệng sinh ra là do chăm sóc răng miệng chưa đúng cách. Việc vệ sinh răng miệng mỗi ngày đều đặn và cẩn thận là điều cần thiết. Công đoạn vệ sinh răng miệng giúp làm sạch mảng bám thức ăn và vi khuẩn trong khoang miệng để phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh răng miệng như viêm nướu hay hư răng gây hôi miệng.
Chăm sóc răng miệng để xử lý mùi hôi miệng.
Để xử lý mùi hôi miệng, bạn cần:
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày.
- Đánh răng kỹ, nhất là phần răng, nướu và lưỡi.
- Dùng bàn chải có lông mềm, nhẹ.
- Kết hợp với sử dụng nước súc miệng chuyên dụng và chỉ nha khoa.
- Đi khám nha sĩ định kỳ và lấy cao răng ít nhất 1 lần/năm.
Xử lý mùi hôi miệng bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống
Chế độ ăn không hợp lý cũng là một nguyên nhân dẫn đến hơi thở có mùi hôi. Chế độ ăn nhiều đường tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây sâu răng phát triển. Vi khuẩn sâu răng tiêu thụ đường và sản sinh các loại axit làm mềm răng tạo thành những lỗ sâu răng.
Các loại thực phẩm như cà phê, tỏi, cá, trứng, hành, đồ cay hoặc thực phẩm chứa nhiều chất béo như bơ sữa, thịt, gia vị… đều góp phần khiến cho hơi thở của bạn có mùi. Một số thực phẩm khi bị tiêu hóa sẽ giải phóng ra lưu huỳnh có mùi như trứng thối. Một số thực phẩm mà mùi của nó sẽ dính lên răng kể cả khi đã đánh răng. Chất allyl methyl sulfide trong cà phê, hành và tỏi có thể lưu lại trong máu 72 tiếng sau khi tiêu thụ.
Chế độ ăn không lành mạnh góp phần gây bệnh hôi miệng.
Để xử lý mùi hôi miệng do ăn những loại thức ăn trên, bạn có thể hấp thụ những loại thực phẩm khác như rau mùi tây, cà rốt hay chanh kích thích tiết nước bọt để rửa sạch tạp chất. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống nước hoặc trà để trung hòa các chất gây nên mùi hôi miệng khó chịu.
Xử lý mùi hôi miệng bằng cách bổ sung vitamin
Cơ thể thiếu hụt vitamin có thể dẫn đến nhiều bệnh lý, một số bệnh lý có triệu chứng là sáng ngủ dậy bị hôi miệng hoặc hơi thở có mùi cả ngày. Vitamin là chất cần thiết cho cơ thể, giúp bảo vệ tế bào và hỗ trợ hệ thống miễn dịch chống lại các loại vi khuẩn gây bệnh. Hãy bổ sung những thực phẩm giàu vitamin vào khẩu phần ăn hàng ngày nhé!
Để xử lý mùi hôi miệng do thiếu hụt vitamin, bạn cần:
- Tăng cường tiêu thụ những thực phẩm giàu vitamin như rau, củ quả có màu đỏ và xanh.
- Ăn các loại trái có nhiều enzym như dứa, bơ, đu đủ…
- Sử dụng giấm táo để bổ sung hydrocloric.
Xử lý mùi hôi miệng bằng cách kiêng chất kích thích
Sử dụng các chất kích thích như rượu, bia và thuốc lá là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôi miệng.
Những người hút thuốc thường không nhận ra rằng khói thuốc thường bám vào quần áo, đồ đạc và ám vào hơi thở. Hơn thế, khói thuốc còn giảm khả năng ngửi và nếm. Nha sĩ khuyên biện pháp duy nhất để xử lý mùi hôi miệng do hút thuốc lá là bỏ thuốc lá kết hợp với vệ sinh răng miệng.
Rượu bia là nguyên nhân dẫn đến ức chế tiết nước bọt gây khô miệng. Khoang miệng không tiết đủ nước bọt để bôi trơn khiến răng dễ bị thức ăn bám vào tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Bạn có thể xử lý mùi hôi miệng bằng cách nhai kẹo cao su, uống nhiều nước và chăm sóc răng miệng.
Xử lý mùi hôi miệng bằng cách chữa bệnh
Đôi khi hơi thở có mùi là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý của cơ thể. Bạn có bị các chứng bệnh tiêu hóa như nhiệt dạ dày, ợ nóng, trào ngược dạ dày gây hôi miệng không? Hơi thở hôi có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý như bệnh đường tiêu hóa, tiểu đường, suy thận hay xơ gan đấy. Hãy đi đến trung tâm y tế khám để tìm ra những bệnh lý tiềm ẩn và xử lý mùi hôi miệng.
Khi gặp triệu chứng hơi thở có mùi mà không hiểu nguyên nhân do đâu, đừng ngần ngại đi nha sĩ khám để được tư vấn và xử lý mùi hôi miệng nhé!
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.