Lông mi mọc quặm có thể gây ra hiện tượng nhiễm trùng mắt rất nguy hiểm. Vì thế việc mổ lông mi quặm là biện pháp chữa bệnh hiệu quả nhất. Vậy chi phí mổ lông quặm là bao nhiêu?
Quặm lông mi là hiện tượng bờ mi lộn vào trong, đưa hàng lông mi cọ xát vào giác mạc, ai cũng có thể mắc bệnh lông mi quặm và có thể phát triển ngày càng nặng thêm nếu không được điều trị đúng lúc. Các biện pháp hữu hiệu để điều trị lông quặm là phẫu thuật, vậy chi phí mổ lông quặm là bao nhiêu để bạn có thể chuẩn bị tốt nhất?
Chi phí mổ lông quặm là bao nhiêu?
Chi phí mổ lông quặm sẽ phụ thuộc vào số lông mi quặm và độ dài của vùng mi. Theo bảng giá của Bệnh Viện Mắt Sài Gòn, chi phí mổ lông quặm sẽ rơi vào khoảng 2.500.000 VND đến 10.000.000 VND. Ngoài chi phí mổ lông quặm, bạn nên chuẩn bị thêm một khoản tiền để dưỡng vết thương hậu phẫu, mua thêm thuốc và bồi bổ sức khỏe.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh lông quặm?
Lông quặm gây ra những khó chịu và đau đớn
Ngoài việc tìm hiểu về chi phí mở lông quặm bạn cũng cần biết thêm về nguyên nhân của bệnh. Lông quặm có thể xảy ra do nhiễm trùng ở mắt, viêm (sưng) mí mắt, các bệnh tự miễn và do chấn thương. Một số bệnh lý khác cũng có thể làm tăng nguy mắc chứng lông quặm:
- Có nếp da thừa bẩm sinh – một dạng rối loạn bẩm sinh, xảy ra khi phần da xung quanh mắt tạo thành nếp và làm cho lông mi có vẻ thẳng đứng. Chứng rối loạn này thường xảy ra với trẻ em gốc châu Á
- Người mắc bệnh mắt Herpes zoster
- Bị chấn thương mắt, ví dụ như bỏng
- Viêm bờ mi mãn tính, một bệnh lý phổ biến và xảy ra ở vùng mí mắt bị viêm (sưng), các hạt chứa dầu nhờn và vi khuẩn phủ lên rìa mí mắt gần nền của lông mi
- Bệnh đau mắt hột, nhiễm trùng mắt ở mức độ nặng thường xuyên xuất hiện ở các quốc gia đang phát triển
- Một số rối loạn rất hiếm gặp về da và lớp niêm như: hội chứng Stevens-Johnson và bóng nước gây sẹo.
Những đối tượng thường mắt lông mi quặm
Lông quặm xảy ra khá phổ biến nhưng tần suất xuất hiện bệnh lông quặm thì chưa được thống kê rõ. Lông quặm loại đơn giản có thể chỉ bao gồm một vài lông mi tương đối phổ biến, loại lan rộng trên toàn bộ mi mắt thì hiếm gặp hơn, xuất hiện chủ yếu ở các quốc gia có dịch bệnh mắt hột. Lông quặm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng xuất hiện nhiều nhất ở người trưởng thành và cao tuổi.
Những yếu tố nào sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lông quặm?
Các bệnh lý khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lông quặm: nếp da thừa bẩm sinh, một số rối loạn bẩm sinh làm cho da vùng xung quanh mắt bị chùng, dẫn đến lông mi có chiều hướng mọc bất thường.
Viêm bờ mi – một bệnh lý thường xảy ra khi dầu nhờn trong các tuyến ở vùng mắt bị mất chức năng, gây ra chứng nhiễm trùng và có thể dẫn đến lông quặm nếu tình trạng này trở thành mãn tính.
Những các điều trị lông mi quặm hiệu quả
Những kỹ thuật dùng để chẩn đoán bệnh lông quặm
Bệnh nhân có thể không sẽ không có triệu chứng hoặc có thể có một số triệu chứng bao gồm cảm giác có vật lạ trong mắt, chảy nước mắt, đỏ mắt, đau và sợ ánh sáng.
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra mắt bằng đèn khe toàn diện các phần để đánh giá sự phân bố của lông mi mọc quặm, làm rõ nguyên nhân gây bệnh và loại trừ các chẩn đoán khác.
Bác sĩ sẽ tiến hành soi mắt để chẩn đoán lông quặm
Những phương pháp nào để điều trị bệnh lông mọc quặm?
Việc chữa lông mi quặm bẩm sinh phổ biến là phẫu thuật. Phẫu thuật lông mọc quặm có thể cải thiện đáng kể sức khỏe. Điều trị lông mọc quặm bao gồm một số phương pháp sau.
- Phẫu thuật triệt lông mi: Phẫu thuật triệt lông mi và nang lông mi thích hợp đối với những người có lông quặm từng phần hoặc cục bộ. Nhổ lông đơn giản bằng nhíp thường để lại các nang lông mi và chỉ là một biện pháp chữa trị tạm thời. Khi lông mi bắt đầu mọc trở lại, nó thường sẽ ngắn và cứng hơn, thậm chí còn gây khó chịu. Triệt lông mi mắt bằng điện hiệu quả nhưng thường gây đau cho bệnh nhân và gây khó khăn các bác sĩ thực hiện.
- Phẫu thuật tái định vị lại lông mi và nang lông: Phẫu thuật tái định vị lông mi và nang sẽ gắn lại cơ rút mi dưới và lột bỏ đi lớp sụn thể được sử dụng để điều chỉnh hầu hết các trường hợp mi bị chùng và quặm mi theo chiều ngang. Đối với trường hợp tạo sẹo ở lớp sau. Các lớp mỏng hơn và vòm phía sau có thể được kéo dài bằng mảnh ghép.
Ngoài phẫu thuật thì các chất bôi trơn, chẳng hạn như nước mắt nhân tạo hay thuốc mỡ cũng có thể làm giảm tác dụng kích thích khi các sợi mi hình thành cọ xát.
Nếu có các dấu hiệu nghiêm trọng hơn (ví dụ như hội chứng Stevens-Johnson, bóng nước có sẹo ở mắt) là nguyên nhân khiến mi mọc lệch hướng thì bạn cần phải thực hiện điều trị nội khoa.
Chi phí mổ lông quặm đã được nêu ra ở trên. Bên cạnh biết về chi phí mổ lông quặm, bạn cũng cần biết rõ thêm về nguyên nhân, cách chuẩn đoán và điều trị bệnh để lông mi mọc quặm không gây ra khó khăn cho cuộc sống của bạn.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.