Chích ngừa uốn ván khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Chích ngừa uốn ván khi mang thai đối với mẹ bầu là việc làm vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, đa phần chúng ta sợ việc tiêm phòng khi đang mang thai sẽ ảnh hưởng đến bé. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp các thắc mắc này.

Phụ nữ có cần chích ngừa uốn ván khi mang thai?

Uốn ván là bệnh do nhiễm vi trùng Clostridium tetani gây ra. Vi trùng này tiết độc tố thần kinh mạnh gây uốn ván tử cung cho người mẹ với tỷ lệ tử vong lên tới 25 – 90%. Còn với trẻ sơ sinh, vi trùng vào qua nơi cắt rốn ở trẻ gây nên uốn ván rốn sơ sinh với 95% gây tử vong.

Hiện nay, với điều kiện vô trùng trong sinh để tại các cơ sở y tế không đảm bảo an toàn là nguyên nhân dẫn đến bệnh uốn ván ở trẻ. Chích ngừa uốn ván khi mang thai hoàn toàn không ảnh hưởng đến thai nhi mà ngược lại có thể phòng uốn ván sơ sinh cho con. Vì thế, bà bầu cần tiêm ngừa uốn ván càng sớm càng tốt để bảo vệ chính mình và cả con yêu.

Chích ngừa uốn ván khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không? Nói tóm lại, tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là một trong những việc bắt buộc trong thai kỳ để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. Điều quan trọng nhất mà mẹ bầu cần lưu ý đó là phải nắm rõ lịch tiêm phòng uốn ván trước khi mang thai để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho thai nhi.

Vậy là bạn vừa được giải đáp thắc mắc chích ngừa uốn ván khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không? Tuy nhiên, việc tìm hiểu về mẹ bầu tiêm ngừa uốn ván khi nào sẽ giúp mẹ nắm rõ và chủ động hơn trong việc sắp xếp lịch tiêm phòng phù hợp cho mình.

Mẹ mang thai nên tiêm phòng uốn ván khi nào?

Theo các bác sĩ, chích ngừa uốn ván khi mang thai cho bà bầu thực tế là tiêm trước phơi nhiễm bởi mẹ có thể lây nhiễm vi trùng uốn ván trong quá trình sinh con và có thể lây nhiễm vi trùng uốn ván qua vết cắt rốn trẻ sơ sinh.

Với các mẹ mang thai lần đầu cần tiêm 2 mũi, trong đó mũi 2 cách với mũi đầu khoảng 1 tháng. Chích ngừa uốn ván khi mang thai cho bà bầu càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu của thai kỳ, người mẹ có hệ miễn dịch khá yếu nên để đảm bảo an toàn thì không nên tiêm ngừa vào 3 tháng đầu.

Khoảng 20 tuần trở lên (3 tháng giữa thai kỳ) mẹ bầu nên chích ngừa uốn ván mũi đầu và sau 1 tháng, mẹ bầu có thể tiêm mũi thứ 2. Tuy nhiên, mẹ bầu nên tiêm trước khi dự kiến sinh đẻ ít nhất 1 tháng.

Ngoài ra, nếu mẹ bầu đã tiêm 2 mũi uốn ván rồi thì cách 10 năm ở lần mang thai sau, mẹ bầu cần tiêm thêm một mũi nhắc lại. Thời gian ngắn nhất để mẹ bầu có thể chích ngừa uốn ván nhắc lại ở mũi uốn ván thứ 3 là 1 năm.

Những lưu ý chích ngừa uốn ván khi mang thai

Chích ngừa uốn ván khi mang thai là một trong những điều bắt buộc trong quá trình sinh nở để phòng ngừa uốn ván cho mẹ cũng như uốn ván sơ sinh cho con. Dưới đây là những lưu ý khi chích ngừa uốn ván khi mang thai cho mẹ bầu:

  • Mẹ bầu tiêm phòng uốn ván nên tránh 3 tháng đầu vì có thể gây ốm nghén, sảy thai. Do đó, khoảng thời gian phù hợp nhất để chích ngừa uốn ván khi mang thai là 3 tháng giữa thai kỳ.
  • Việc chích ngừa uốn ván khi mang thai nên theo tuổi thai và số lần mang thai. Trường hợp mẹ bầu chưa tiêm phòng uốn ván thì mũi 2 cách mũi đầu tiên ít nhất 1 tháng. Những lần mang thai sau nên tiêm nhắc lại 1 mũi.
  • Theo quy định của Bộ Y tế, trong thời kỳ mang thai mẹ bầu chỉ có thể được tiêm phòng vắc xin uốn ván theo quy định, tránh tiêm các mũi khác.
  • Việc chích ngừa uốn ván khi mang thai nên được thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín như trung tâm y tế dự phòng, trạm y tế phường hay các bệnh viện sản khoa để có được sự chăm sóc và chẩn đoán tốt nhất.
  • Trường hợp nếu mẹ bị chó mèo cắn trong thời gian mang bầu, mẹ có thể được tiêm phòng bệnh dại nhưng tùy theo mức độ dịch tễ phơi nhiễm dại mà bác sĩ quyết định tiêm hay không tiêm.
  • Sau khi tiêm, mẹ bầu có thể gặp các triệu chứng phụ như sốt nhẹ, nổi hạch hoặc xuất hiện quầng đỏ và sưng đau ở vị trí tiêm,… Vì vậy, mẹ bầu cần lưu ý nếu xảy ra các phản ứng ngoài dự đoán thì cần đến ngay bác sĩ để xử lý kịp thời.

Câu trả lời là việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu hoàn toàn không ảnh hưởng đến thai nhi. Hơn nữa, nếu chủ động phòng ngừa bệnh thì uốn ván sẽ không còn là nỗi lo. Đặc biệt là bà bầu và trẻ sơ sinh cần được tiêm vắc xin ngừa uốn ván để tránh các bệnh truyền nhiễm sau khi sinh và bảo vệ sức khỏe toàn diện cho bé yêu của mình nhé.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *