Chích ngừa uốn ván khi đạp phải đinh và cách sơ cứu vết thương đúng cách

Chích ngừa uốn ván khi đạp đinh để tránh mắc bệnh là điều bạn cần phải làm nếu chưa rõ bản thân đã tiêm phòng hay chưa. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn lơ là không chích ngừa uốn ván khi đạp đinh dẫn đến nhiễm bệnh và gặp nhiều biến chứng tồi tệ.

Vì sao cần phải chích ngừa uốn ván khi đạp đinh?

Không chỉ cần phải chích ngừa uốn ván khi đạp đinh, mà những tổn thương cơ thể do các dị vật khác gây ra cũng cần phải được quan tâm vì vi khuẩn uốn ván có thể xâm nhập bất cứ lúc nào.

Với nhiều người, họ thường lơ là khi bị các vết thương do gai nhọn, mảnh thủy tinh, kim loại hay các loại dị vật gây ra do nghĩ là vết thương không quan trọng, vết thương nhỏ không ảnh hưởng. Tuy nhiên, suy nghĩ chủ quan này lại rất nguy hiểm, bởi một vết thương dù nhỏ, mà không được xử lý kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường, kể đến đó chính là nhiễm vi khuẩn uốn ván.

Một số trường hợp khác lại suy nghĩ chỉ cần chích ngừa uốn ván khi đạp đinh, vì cho rằng vi khuẩn uốn ván chỉ có trong đinh sắt hoặc kim loại gỉ. Đây cũng chính là một suy nghĩ sai lầm bởi vi khuẩn có mặt ở mọi nơi trong môi trường sống của chúng ta. Chúng có mặt trong đất cát, phân gia súc và nhiều nơi khác. Chỉ cần một vết thương nhỏ cũng có thể là con đường để vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể.

Bởi vậy, theo lời khuyên của nhiều bác sĩ, bạn không chỉ nên chích ngừa uốn ván khi đạp đinh mà ngay khi bị vật nhọn đâm, bạn nên ngay lập tức xử lý vết thương rồi sau đó đến gặp bác sĩ để tiêm ngừa.

Bạn không được chủ quan trong bất cứ trường hợp nào bởi uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính với tỷ lệ tử vong từ 25% – 90%.

Chích ngừa uốn ván khi đạp đinh là cách hiệu quả để phòng bệnh.

Chích ngừa uốn ván khi đạp đinh và cách sơ cứu khi bị thương

Như bạn đã biết con đường nhiễm uốn ván là do các vết thương hở. Kể cả những vết thương nhỏ, hoặc những vết trầy cũng có thế khiến bạn mắc uốn ván. Loài vi khuẩn này thường sống và phát triển tốt trong điều kiện yến khí, đặc biệt là ở những vết thương bẩn không được vệ sinh, không có không khí hoặc vết thương bị bó quá chặt. Từ những vết thương này, vi khuẩn uốn ván sẽ đi vào cơ thể, bám vào hệ thần kinh từ đó khiến người bệnh bị co giật, cơ co cứng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Trước khi chích ngừa uốn ván khi đạp đinh, vật nhọn thì việc đầu tiên bạn cần làm chính là sơ cứu vết thương. Một số lời khuyên sau đây, sẽ giúp bạn sơ cứu vết thương đúng cách, để hạn chế khả năng nhiễm vi khuẩn uốn ván.

  • Trường hợp vật nhọn đâm sâu và cơ thể thì tốt nhất bạn không nên cố gắng rút vật nhọn ra. Bởi làm vậy chỉ khiến vết thương trở nên trầm trọng và chảy nhiều máu hơn. Thay vào đó, hãy dùng gạc vô trùng cuốn xung quanh vật nhọn, đặt các miếng lót xung quanh vật nhọn để hỗ trợ chèn, tránh để vật nhọn di động. Hạn chế di chuyển, vận động mạnh. Sau đó nhanh chóng đưa người bị thương đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Nếu vật làm cơ thể bị thương đâm nông thì có thể dùng tay để trực tiếp rút dị vật ra. Chú ý rửa tay sạch trước khi chạm vào vết thương để vết thương không bị nhiễm khuẩn. Nếu có máu chảy nhưng ít, thì có thể để vùng chảy máu dưới vòi nước mát và tinh khiết. Như vậy, có thể giúp rửa trôi những tác nhân nhiễm khuẩn, tránh những tác nhân gây bệnh đi vào cơ thể bằng đường máu.
  • Bạn nên nhớ, tuyệt đối không cọ hay kì vết thương vì như vậy sẽ khiến vết thương nặng hơn, không hút chất bẩn có trong vết thương bằng miệng. Sau khi vệ sinh vết thương, cần lau nhẹ cho vết thương khô và dùng băng gạc để che phủ vết thương lại.
  • Cần lưu ý sử dụng cụ đã vô trùng để vệ sinh thương, băng vết thương bằng băng chống thấm nước. Không được chủ quan cho rằng vết thương không nặng mà không cần băng bó. Vì để tránh nhiễm trùng cũng như bụi bẩn xâm nhập thì bạn nên băng vết thương lại, nhất là những vết thương ở chân, tay.

Cần băng bó vết thương để tránh bị nhiễm trùng.

Đối tượng cần chú ý tiêm ngừa uốn ván

Uốn ván hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách tiêm phòng uốn ván. Việc chủ động phòng ngừa sẽ giúp mọi người an toàn trước căn bệnh này. Ngoài ra, sau đây là một số đối tượng đặc biệt cần phải chú ý tiêm phòng uốn ván ngay tức thì vì dễ bị vi khuẩn uốn ván tấn công.

  • Phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Để phòng uốn ván rốn ở trẻ em thì khi mang thai mẹ bầu cần chú ý tiêm đủ 2 mũi tiêm ngừa uốn ván để bảo vệ an toàn cả mẹ và bé.
  • Những người nông dân làm việc trong trang trại, thường xuyên tiếp xúc với đất cát bẩn, phân gia súc gia cầm. Những người này cần phải chủ động tiêm phòng uốn ván đầy đủ vì nơi làm việc dễ khiến những đối tượng này bị thương, hơn nữa môi trường làm việc đồng án là nơi có nhiều vi khuẩn trú ngụ. Một vết thương không được xử lý đúng cách sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm.
  • Những người làm ở công trường nơi có nhiều vật nhọn, đinh thép. Ngoài việc chích ngừa uốn ván khi đạp đinh thì những đối tượng này cần phải chủ động tiêm phòng để bảo vệ cơ thể không bị nhiễm vi khuẩn uốn ván.

Không chỉ cần phải chích ngừa uốn ván khi đạp đinh, bạn cần phải chú ý đến mọi vết thương trên cơ thể để đảm bảo cơ thể không bị các loại vi khuẩn xâm nhập. Bên cạnh tham khảo những thông tin có trong bài viết, bạn đọc nên đến gặp bác sĩ để có được lời khuyên cũng như cách phòng bệnh uốn ván chính xác nhất.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *