Da bị cháy nắng khi đi biển phải làm sao?

Khi da tiếp xúc lâu với ánh nắng sẽ tự sản xuất ra melanin khiến da tối màu để bảo vệ da, tuy nhiên lượng melanin này không đủ khiến da bị tổn thương do tia cực tím (UV) cho da bị cháy nắng. Vậy khi đi biển da bị cháy nắng phải làm sao, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Mùa hè nắng nóng và bạn muốn đi biển nhưng lại lo lắng về việc cháy nắng khiến làn da của chúng ta trở nên xấu xí và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như thẩm mỹ. Cháy nắng là hiện tượng da bị tổn thương do tiếp xúc ánh nắng mặt trời quá lâu, biểu hiện qua những nỗi đau ngắn hạn như đỏ da, bỏng rát. Hãy cùng tìm hiểu những biện pháp phòng tránh và khắc phục nhé.

Các dấu hiệu và triệu chứng bị cháy nắng

Khi tiếp xúc lâu với cơ thể thì những vùng da trên cơ thể sẽ bị tổn thương, đặc biệt những người có làn da nhạy cảm hoặc có làn da sáng màu. Những dấu hiệu cháy xuất hiện sớm trong vòng vài giờ sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như da ửng hồng hay đỏ và cảm thấy da ấm hoặc nóng khi chạm vào. Sau đó vài ngày, những dấu hiệu nặng hơn sẽ bắt đầu xuất hiện như:

  • Lớp da bị cháy nắng xuất hiện những lớp vảy, lúc này cơ thể đang tự lột lớp da trên cùng, khiến da có màu sắc không đều. 
  • Những cơn đau sẽ tăng lên và xuất hiện những vết sưng đau hoặc rát hoặc những vết mụn nước nhỏ li ti.
  • Sau vài ngày thì những mụn nước này sẽ vỡ ra, thoát nước vàng hoặc máu khiến cho vùng da bị rộp nặng hơn.
  • Hiện tượng này sẽ khiến bạn đau đớn kèm theo những dấu hiệu nhiễm trùng như nhức đầu, sốt và mệt mỏi.

Nếu tình trạng này không cải thiện sau khi tự chăm sóc tại nhà thì bạn nên tìm đến những cơ sở y tế để được khám chữa kịp thời. 

Những biến chứng nguy hiểm của da khi bị cháy nắng

Gây tổn hại lên làn da sau khi hồi phục

Với những người có làn da sáng màu, chỉ cần ở ngoài nắng 15-30 phút da đã có thể bị cháy nắng và với da đen hoặc nâu có nhiều hắc sắc tố hơn thì có thể mất vài tiếng mới bị cháy nắng. Tuy nhiên nếu bạn liên tục tiếp xúc với ánh nắng, đặc biệt là những người làm việc ngoài trời thường làn da sẽ đen hơn, khô và thô ráp và có nhiều nếp nhăn sâu hơn. Với những người có làn da nhạy cảm hoặc da trắng thì sẽ xuất hiện những sợi đỏ trên mũi, má và tai và tàn nhang trên mặt. 

Đẩy nhanh quá trình lão hóa của da

Xuất hiện lão hóa da vì ánh sáng mặt trời chứa tia UV (tia cực tím) làm suy yếu các mô liên kết, làm giảm sức mạnh và độ đàn hồi của da giảm.

Da bị cháy nắng khi đi biển phải làm sao?

Sử dụng những thực phẩm tự nhiên trong bếp nhà bạn như 

Làm dịu vết cháy nắng bằng giấm hoặc 2 cốc nước ép cà chua với sữa và thoa lên các khu vực bị cháy nắng của bạn. Nên áp dụng ngay để làm giảm ngứa rát và đau và không được sử dụng với những vết cháy nắng phồng rộp và chảy mủ. Hoặc bạn có thể ngâm mình trong bồn nước mát rồi ngâm mình trong đó với những hỗn hợp như trà, bột yến mạch, tinh bột ngô và ngâm ít nhất 30 phút.

Làm mát da và dưỡng ẩm cho vùng da bị cháy nắng

Dùng dưỡng ẩm bằng gel lô hội giúp làm mát vết cháy nắng

Rửa sạch vùng da bị cháy nắng bằng cách dùng khăn mát và ẩm để chườm lên trong 10 – 15 phút hoặc trong vài giờ. Nếu bạn bị cháy nắng toàn thân thì nên ngâm mình trong nước mát là làm dịu cơn đau.

Giải pháp khắc phục làn da cháy nắng ngay tại nhà bằng những dưỡng chất như nha đam, trà… Dùng dưỡng ẩm bằng gel lô hội giúp làm mát vết cháy nắng và phục hồi da nhanh hơn. Bạn nên để kem dưỡng ẩm trong tủ lạnh vừa có tác dụng làm mát, vừa giảm đau hiệu quả. Hoặc khi bạn muốn sử dụng loại thuốc nào đó để giảm cháy nắng thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, không sử dụng thuốc mỡ, bơ hoặc bất cứ loại thuốc nào mà chưa có chỉ định.

Những phương pháp phòng chống cháy nắng khi đi biển

Thoa kem chống nắng đúng cách

Chọn kem chống nắng tốt cho từng loại da phổ rộng tức chống cả UVA và UVB, có chỉ số SPF từ 30 trở lên và PA++/+++; không thấm nước hoặc kháng nước. – Phải thoa kem chống nắng 20- 30 phút trước khi xuống biển và mỗi 2 giờ dặm lại một lần. Thoa kem lên mặt và cả những vùng da hở của cơ thể.

Không nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ khoảng 10 giờ đến 15 giờ tối vì đây là thời gian tia cực tím nhiều nhất là trong khoảng, da sẽ không kịp sản xuất đủ lượng melanin để bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím nên dễ da bị tổn thương và cháy nắng. 

Chọn loại kem chống phổ rộng tức chống cả UVA và UVB

Uống nhiều nước có thể tăng nhanh quá trình hồi phục

Việc tiếp xúc lâu với ánh nắng sẽ khiến da bạn bị thô ráp và mất nước, vì vậy bạn nên uống nhiều nước hoặc bổ sung những loại nước ép trái cây nước cam, nước chanh, cà chua, bưởi… để bổ sung vitamin A, C, E đồng thời tăng cường sức đề kháng, giúp khỏe đẹp da.

Trong thời kỳ phục hồi da bị cháy nắng bạn nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng, khi đi ra ngoài nên che chắn cẩn thận bằng cách quần áo chống nắng, đeo kính râm, đội mũ rộng vành. Đặc biệt phải thoa kem chống nắng 30 phút trước khi ra ngoài với những loại kem chống nắng SPF 15 bảo vệ khoảng 94% tia độc hại, SPF 30 chặn khoảng 97%. 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *