Muốn giảm chứng đau mắt đỏ sợ ánh sáng nên làm gì?

Đau mắt đỏ sợ ánh sáng là triệu chứng hay gặp phải khi bị bệnh đau mắt đỏ. Vậy làm thế nào để đối phó và xử lý tình trạng trên, hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Biểu hiện của chứng đau mắt đỏ sợ ánh sáng

Nguyên nhân của bệnh đau mắt đỏ là do virus, do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu, hoặc dị ứng gây ra. Bệnh thường gặp vào lúc giao mùa hay khi môi trường nhiều khói bụi, vệ sinh kém, sử dụng nước ô nhiễm, dùng chung khăn mặt, gối…cũng là điều kiện thuận lợi cho dịch đau mắt đỏ bùng phát.

Đặc trưng chủ yếu của loại bệnh này là mắt bị đỏ do kết mạc xung huyết, có các chất bài tiết dạng mủ hay còn gọi là ghèn. Tuy nhiên, bệnh có khả năng tự khỏi sau khoảng 5-7 ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Khi nhiễm bệnh mắt bắt đầu ngứa, cộm như có vật lạ trong mắt, nghiêm trọng hơn còn làm chảy nước mắt và có cảm giác nóng mắt. Mắt xuất hiện dử trên kết mạc, khóe mắt nên nhìn vật không rõ, sau khi rửa mắt có thể hồi phục thị lực. Do mắt bị viêm làm kích thích sự sinh ra nhiều chất bài tiết dạng mủ, đặc biệt vào sáng sớm sau khi người bệnh tỉnh dậy sẽ cảm thấy mắt khó chịu, hai mắt díp lại. Khi bệnh lan tới giác mạc làm người bệnh thấy sợ ánh sáng, các triệu chứng đau mắt đỏ giảm thị lực… sẽ tăng lên rõ rệt.

Đau mắt đỏ khi bệnh lan tới giác mạc làm người bệnh thấy sợ ánh sáng.

Phải làm gì để xử lý chứng đau mắt đỏ sợ ánh sáng

Để giảm tình trạng đau mắt đỏ sợ ánh sáng, đầu tiên người bệnh cần được cách ly và thực hiện các biện pháp sau đây:

– Vệ sinh mắt sạch sẽ mỗi ngày bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9% hoặc nước mắt nhân tạo. Nguyên tắc rửa mắt là phải rửa bên mắt bị đau nhẹ trước rồi mới đến bên mắt bị nặng hơn. Khi rửa cần phải dùng giấy thấm, khăn mềm hứng nước ở phía đuôi mắt. Không để nước chảy xuống dưới sàn nhà, gối, giường… sẽ mang theo virus gây bệnh, khiến lây lan cho người khác hoặc tái phát lại.

– Trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt, người bệnh cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

– Không nên dụi tay vào mắt để hạn chế lay sang mắt còn lại.

– Nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức, hạn chế tiếp xúc với màn hình máy tính, điện thoại…

– Không tùy tiện áp dụng các mẹo dân gian như xông lá trầu, không tự ý uống kháng sinh trị đau mắt đỏ.

– Bảo vệ mắt bằng cách đeo kính khi đi ra đường.

– Bổ sung dinh dưỡng, hoa quả, vitamin và khoáng chất tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Với bệnh đau mắt đỏ sợ ánh sáng, thuốc kháng sinh không phải là sự lựa chọn hàng đầu. Bởi vì, tất cả các loại thuốc hiện tại chỉ có tác dụng phòng chống bội nhiễm chứ không diệt được virus, không có tác dụng chữa trị bệnh. Nếu thấy bệnh kéo dài trên 7 ngày cũng như mức độ ngày một nặng hơn thì cần nhanh chóng đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *