Dấu hiệu của bệnh đau mắt đỏ viêm kết mạc đã chuyển nặng

Hiện dịch đau mắt đỏ viêm kết mạc đang bùng phát mạnh trong cộng đồng nhưng nhiều người vẫn chủ quan, cho rằng bệnh tự khỏi, đã dẫn đến bệnh chuyển nặng khó lường.

Đau mắt đỏ viêm giác mạc là một bệnh cấp tính,  dễ lây nhưng thường lành tính và ít để lại di chứng, tuy nhiên bệnh sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, lao động và học tập. Có không ít người bị đau mắt đỏ viêm giác mạc kéo dài và có biến chứng nặng ảnh hưởng thị lực sau này. Vì thế mọi người luôn cần có ý thức phòng bệnh tốt và cần được can thiệp kịp thời khi bị mắc bệnh.

Dấu hiệu của bệnh đau mắt đỏ viêm kết mạc đã chuyển nặng

Bệnh đau mắt đỏ viêm kết mạc chuyển nặng khi mắt xuất hiện giả mạc, cùng biểu hiện mắt đỏ và có ghèn. Giả mạc là màng viêm màu trắng mờ, bám vào mặt sau của mi mắt và chỉ được nhìn thấy khi lật mi lên. Khi có giả mạc chứng tỏ sức đề kháng của mắt đã yếu và bệnh đang có chiều hướng nặng thêm. Khi có giả mạc, đau mắt đỏ sưng húp rất nặng và kéo dài do giả mạc bít vào mặt sau mắt làm cho thuốc không thấm vào được. Bệnh sẽ càng diễn biến phức tạp hơn nếu giả mạc không được bóc đi khiến bệnh dai dẳn và lâu khỏi. Vì thế, cần có sự can thiệp của bác sĩ giúp bóc bỏ giả mạc để thuốc phát huy hết tác dụng.

Phòng bệnh đau mắt đỏ viêm kết mạc

Bệnh đau mắt đỏ viêm giác mạc rất dễ mắc và lây cho cả nhà và cộng đồng vì vậy cần phải giữ vệ sinh đau mắt đỏ thật tốt để kiểm soát tránh lây lan bệnh cho những người xung quanh bằng cách:

  • Không dùng tay dụi mắt.
  • Rửa mặt ít nhất 3 lần/ngày bằng nước sạch, và khăn sạch. Nên giặt khăn bằng xà phòng , phơi khăn ngoài nắng để tiêu diệt vi khuẩn. Rửa tay thường xuyên với nước ấm, nhất là trước và sau khi tra thuốc nhỏ mắt.
  • Rửa mắt hàng ngày với nước muối sinh lý (sáng, trưa, tối).

Đau mắt đỏ viêm kết mạc nên được nghỉ ngơi, dùng thuốc theo đơn của bác sĩ 

Khi đang có dịch đau mắt đỏ, cần thực hiện các biện pháp sau để tránh lây lan:

  • Người bệnh nên được nghỉ ngơi, điều trị cách ly, dùng thuốc theo đơn của bác sĩ nhãn khoa. Nếu bệnh không thuyên giảm sau 5 – 7 ngày phải tái khám.
  • Có thể sử dụng nước muối sinh lý 0,9% hay nước mắt nhân tạo để rửa trôi chất tiết và gỉ mắt, làm dịu đôi mắt đang bị cộm rát khó chịu. Lau rửa gỉ mắt nhiều lần một ngày bằng khăn giấy hoặc bông cotton ẩm, sau đó vứt ngay.
  • Cần tăng cường bổ sung đủ chất dinh dưỡng, hoa quả, vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng giúp nhanh lành bệnh hơn.
  • Người thân trong nhà nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người bệnh trong thời gian đau mắt đỏ viêm kết mạc và sau khi khỏi bệnh ít nhất 1 tuần.
  • Giặt giũ ga giường, vỏ gối,… trong nước ấm.
  • Tránh dùng chung các đồ dùng như khăn mặt, chậu rửa.
  • Không tra vào mắt lành thuốc của mắt đang bị nhiễm khuẩn.
  • Nếu trẻ bị bệnh nên cho ở nhà, không đưa đến trường học hoặc nơi đông người trong thời gian bị bệnh.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *