Hạ đường huyết ăn gì để giảm nguy cơ tái phát?

Hạ đường huyết ăn gì để giảm nguy cơ phát bệnh, đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và giúp người bệnh có được sức khỏe tốt nhất?

Hạ đường huyết là cụm từ dùng để chỉ tình trạng lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức cho phép. Đây là một bệnh khá nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong, tổn thương hệ thần kinh vĩnh viễn, mặc dù nhiều người vẫn chưa cảnh giác với nó. Ngoài việc tìm hiểu về cách chữa trị, người bệnh cũng nên biết về hạ đường huyết ăn gì để tình trạng bệnh được cải thiện và hạn chế được những biến chứng nguy hiểm.

1. Loại thực phẩm tốt cho người bị hạ đường huyết

Thịt nạc protein

Protein đóng vai trò cung cấp các acid amin giúp xây dựng mô nạc. Ngoài ra, protein còn giúp ổn định lượng đường có trong máu và ngăn ngừa chóng mặt do ăn vội, ăn uống không đúng bữa, bỏ ăn. Việc tăng protein trong chế độ ăn sẽ giúp cân bằng tổng thể, có thể làm giảm biểu hiện hạ đường huyết.

Bạn cần lưu ý, nguồn protein tối ưu là nguồn protein có chứa ít chất béo bão hòa và không bao gồm da như thịt trắng, thịt gà, cá, đậu, lòng trắng trứng, đậu hũ và sữa đậu và các sản phẩm ít chất béo.

Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt là hạt không bị loại bỏ các chất dinh dưỡng quan trọng trong quá trình chế biến thành thực phẩm. Chúng cung cấp một lượng dồi dào các chất xơ và chất dinh dưỡng, như sắt và các vitamin nhóm B.

Những lý do này cho thấy ngũ cốc nguyên hạt là một thực phẩm bổ dưỡng giúp ngăn ngừa chóng mặt và các triệu chứng hạ đường huyết. Với những người bị thiếu máu do thiếu sắt cũng có thể tiêu thụ thường xuyên của các loại ngũ cốc nguyên hạt để cải thiện tình trạng bệnh.

Các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt giàu chất dinh dưỡng được chuyên gia khuyên dùng bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, lúa nương, lúa mạch và bắp rang. Để đảm bảo lượng chất dinh dưỡng phù hợp, khi mua các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt bạn nên xem xét bảng thành phần chính trên vỏ bao bì.

Ngũ cốc nguyên hạt  cung cấp một lượng dồi dào các chất xơ và chất dinh dưỡng

Thực phẩm hạn chế nguy cơ bị hạ đường huyết

Lên kế hoạch chi tiết cho bữa ăn là một phần thiết yếu giúp bạn kiểm soát chứng hạ đường huyết. Để tránh các triệu chứng của bệnh, bạn cần ăn đủ lượng carbohydrates trong mỗi bữa ăn, ăn nhiều các loại rau giúp hạ đường huyết,  ăn nhẹ giữa các bữa ăn, trước khi tập thể dục và trước khi đi ngủ.

Lượng carbohydrates mà cơ thể chúng ta hấp thụ mỗi ngày có ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số đường huyết. Theo khuyến cáo của chuyên gia, mỗi người cần tiêu thụ khoảng 45-60g carbohydrates trong mỗi bữa ăn.

2. Cách để có một chế độ ăn uống lành mạnh cho người hạ đường huyết

  • Tiếp nhận lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng.

Chế độ ăn phải đáp ứng bảng khuyến nghị về nhu cầu dinh dưỡng đối với lượng calo, protein, khoáng chất và vitamin cần thiết cho người trưởng thành. Chuyên gia dinh dưỡng có thể hướng dẫn bạn thêm hoặc giảm bớt các thực phẩm ra khỏi chế độ ăn và hỗ trợ bạn lên kế hoạch về thực đơn cho bữa chính và bữa phụ hằng ngày sao cho phù hợp nhất.

  • Cụ thể hóa khẩu phần và tần suất bữa ăn.

Mục tiêu của việc làm này là giúp duy trì chỉ số đường huyết ổn định. Bạn nên thử nghiệm để biết khẩu phần và tần suất bữa ăn thế nào là tốt chất cho cơ thể mình. Bữa ăn phải cân bằng, chứa cả cacbon-hydrat phức hợp, protein và những thực phẩm giàu chất xơ.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *