Hạ đường huyết khác hạ huyết áp như thế nào?

Hạ đường huyết khác hạ huyết áp như thế nào chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người. Đây là hai tình trạng hoàn toàn khác nhau, người bệnh cần phải hiểu rõ để có phương pháp điều trị phù hợp.

Hạ đường huyết khác hạ huyết áp như thế nào?

Hạ huyết áp là tình trạng huyết áp tối thiểu nhỏ hơn 60mmHg và huyết áp tối đa nhỏ hơn 90mmHg. Khi bị hạ huyết áp, người bệnh sẽ có những biểu hiện như chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, hoa mắt, choáng váng, ngất xỉu, tim đập nhanh, khó thở,…

Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường huyết trong cơ thể đột ngột giảm xuống dưới mức 70 mg/dl. Tuy có những triệu chứng giống với tình trạng hạ huyết áp như mệt mỏi, tim đập nhanh, chân tay run, vã mồ hôi, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu… nhưng về bản chất, hạ đường huyết khác hạ huyết áp, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

Nguyên nhân gây hạ đường huyết và hạ huyết áp

Hạ huyết áp có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, chẳng hạn như mất nước do bị nôn ói, tiêu chảy, sốt cao, không uống đủ nước hoặc do luyện tập ra nhiều mồ hôi,… nhưng nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng hạ huyết áp chính là do mất máu. Trong đó, các trường hợp mất máu gây tụt huyết áp nhanh bao gồm tai nạn, phẫu thuật, hiến máu,… Ngoài ra, bệnh nhân mắc phải các bệnh về tim như cơ tim yếu, nghẽn tim, nhịp tim nhanh bất thường… sẽ khiến cho máu không lưu thông ổn định qua tim, từ đó có thể dẫn đến tình trạng hạ huyết áp. Bên cạnh đó, việc thiếu hụt dinh dưỡng, viêm nội tạng hoặc gặp các vấn đề về nội tiết cũng là nguyên nhân gây tụt huyết áp cho con người.

Nguyên nhân gây hạ đường huyết là do insulin trên cơ thể giảm sút đáng kể, vì tuyến tụy không sản xuất đủ (bệnh tiểu đường tuýp 1) hoặc do các tế bào kém đáp ứng với nó (bệnh tiểu đường tuýp 2). Theo đó, nếu mất quá nhiều insulin so với lượng đường trong máu sẽ dẫn đến nguy cơ bị hạ đường huyết. Tình trạng hạ đường huyết thường xảy ra ở những bệnh nhân đái tháo đường. Nguyên nhân là do sự tác động của thuốc chữa bệnh, hoặc do người bệnh uống quá nhiều rượu bia, bỏ ăn hoặc ăn quá ít,…

Để biết được một cách chính xác nguyên nhân gây hạ huyết áp và hạ đường huyết, người bệnh cần tìm đến bác sĩ  để được thăm khám. Dựa trên kết quả khám bệnh, các bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác nguyên nhân và đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp theo từng tình trạng bệnh.

Phòng ngừa tình trạng hạ đường huyết và hạ huyết áp như thế nào?

Để phòng ngừa nguy cơ bị hạ đường huyết và tụt huyết áp, người bệnh cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, làm việc, lao động ở mức vừa phải, kết hợp với việc ăn uống điều độ, đầy đủ dinh dưỡng và tuyệt đối không được nhịn đói. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc mỗi ngày, tránh căng thẳng và đặc biệt là nên hạn chế tối đa đồ uồng có cồn, thuốc lá và các chất kích thích khác để bảo vệ sức khoẻ.

Hạ đường huyết khác hạ huyết áp như thế nào, các bạn đã biết rồi phải không? Đây là hai triệu chứng khác nhau nhưng đều gây nguy hiểm cho sức khỏe. Chính vì thế, nếu phát hiện cơ thể có những biểu hiện bất thường như đã kể trên, các bạn nên nhanh chóng tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *